Sửa luật để chống tham nhũng hiệu quả
Hơn 1.500 tác phẩm báo chí viết về phòng chống tham nhũng, lãng phí | |
Bộ Y tế báo cáo chưa phát hiện cá nhân, đơn vị tham nhũng |
Để không có đất cho tham nhũng
Liên quan đến Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), tại các phiên thảo luận ở tổ hay thảo luận tại hội trường về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 những ngày qua, rất nhiều vấn đề liên quan đã được đại biểu Quốc hội đưa ra phân tích, đánh giá về cách xác định đối tượng, hành vi tham nhũng; thu hồi tài sản tham nhũng; chế tài xử phạt các hành vi tham nhũng; nạn tham nhũng vặt...
Các ĐB tiến hành thảo luận tại Hội trường (ảnh quochoi.vn) |
Đặc biệt, tại phiên chất vấn Thủ tướng Chính phủ ngày 18/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: "Đảng, Nhà nước không cho phép chìm xuồng các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Không có vùng cấm trong xử lý tham nhũng".
Theo dự thảo, Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được thiết kế gồm 11 chương, 129 điều, quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng. Đối tượng áp dụng của luật là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.
Dự thảo luật quy định 12 hành vi tham nhũng gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi…
Được biết, Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trình Quốc hội lần này đã được điều chỉnh hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, bảo đảm chất lượng. Sau khi thảo luận tại kỳ họp này, Quốc hội dự kiến sẽ tiếp tục đưa ra thảo luận và biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ Năm tới, dự kiến diễn ra vào tháng 5/2018.
Cơ chế nào để TP Hồ Chí Minh bứt phá?
Cũng trong sáng qua (20/11) Quốc hội đã tiến hành thảo luận Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển TP.Hồ Chí Minh.
Theo các ĐB muốn TP Hồ Chí Minh phát triển để đóng vài trò đàu tàu kinh tế thì vấn đề đặt ra phải ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho Thành phố này. ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho hay, dù làm ra nhiều của cải vật chất, đóng góp 21% cho GDP cả nước, 28% tổng thu ngân sách, nhưng tỷ lệ điều tiết để lại cho TP Hồ Chí Minh ngày càng ít đi và nay là thấp nhất cả nước.
“Nếu như Thành phố làm ra 100 đồng, phải điều tiết về Trung ương 82 đồng, 18 đồng giữ lại phải trang trải cho chi thường xuyên, đầu tư phát triển, trả nợ và nhiều khoản chi khác. Con số khá ít ỏi này so với nhu cầu đầu tư, giải quyết các tồn tại để tiếp tục giữ vai trò đầu tầu kinh tế cả nước”- ĐB Nhân cho hay.
Từ đánh giá trên, ĐB Nhân khẳng định, trong khi nguồn sách thu không đủ chi và chi cho phát triển đầu tư phát triển phụ thuộc vào vay vợ của Chính phủ thì một cơ chế đặc thù là đòi hỏi cấp bách không thể không có trong giai đoạn hiện nay.
Còn theo ĐB Dương Trung Quốc, việc xây dựng Nghị quyết riêng cho TP Hồ Chí Minh không chỉ mang lại cho đất nước lợi ích về kinh tế mà cả cơ chế. Vì sau 5 năm nữa, nếu làm tốt, có thể sẽ áp dụng cơ chế tương tự cho nhiều thành phố khác, tạo sự bứt phá chung.
Cũng đồng tình với việc cần có cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh, song theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong, đến thời điểm này mới tính đến cơ chế riêng cho TPHCM là hơi muộn.
Trên góc độ cơ chế, ĐB Bùi Sỹ Lợi và ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) đề nghị Ban soạn thảo nói rõ, nên hay không nên áp cứng việc TP Hồ Chí Minh không được trả lương cho cán bộ vượt quá 1,8 lần lương cơ bản. Vì vậy, ĐB Bùi Sỹ Lợi đề nghị nên giao cho Rhành phố cơ chế trả lương căn cứ vào mức cống hiến, chất lượng công việc của cán bộ, công chức, viên chức.
Đồng quan điểm, ĐB Nguyễn Quang Tuấn cũng cho rằng, TP Hồ Chí Minh có mức sống và giá sinh hoạt cao, do vậy trần 1,8 lần lương cơ bản không hợp lý. “Không nên để trần lương cơ bản, không nên cào bằng mà giao quyền cho HĐND Thành phố tự quyết định dựa trên cân đối thu chi ngân sách, điều này sẽ tạo động lực cho cán bộ làm việc tốt hơn”- ĐB Nguyễn Quang Tuấn góp ý.
Còn phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) nhìn nhận,khi Quốc hội thông qua Nghị quyết này, TP.Hồ Chí Minh đứng trước thách thức rất lớn, trách nhiệm nặng nề vì cả nước đã vì thành phố thì Thành phố sẽ thể hiện sự tự trọng, trách nhiệm của mình để thực hiện thí điểm thành công, từ đó có cơ hội nhân rộng.
“HĐNĐ TP.HCM được giao 4/5 nhiệm vụ quy định tại Nghị quyết. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình để làm tốt nhiệm vụ được giao”. Cũng theo ĐB Quyết Tâm, khi nói đến cơ chế đặc thù, nói đến thí điểm thì tất nhiên nó có độ vênh với pháp luật hiện hành. Nhưng độ vênh đó là cần thiết để từ sự thí điểm này, thành công sẽ có cơ hội nhân rộng ra các địa phương khác. Mặc khác, có thực tiễn để đánh giá tác động, từ đó bổ sung, sửa đổi một số quy định pháp luật hiện nay không còn phù hợp cho động lực phát triển, nhất là với các địa phương “đầu tàu” kinh tế cả nước” –ĐB Quyết Tâm nêu quan điểm.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Tin khác
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Sự kiện 20/11/2024 10:28