Sổ liên lạc điện tử: Hiệu trưởng một cổ mấy tròng ?

Chuẩn bị kết thúc học kỳ II, nhiều đơn vị phần mềm khai thác dịch vụ Sổ liên lạc điện tử “tung quân” đi tiếp thị các tường học để chuẩn bị cho năm học mới. Đành rằng dịch vụ này đã được triển khai đến 90% các trường học ở Hà Nội nhưng một số đơn vị vẫn không ngại ngần đến “câu kéo” khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty mình, với những lời giới thiệu hết sức thuyết phục và mức “phần trăm” hấp dẫn. Thế nhưng một số hiệu trưởng các trường phải ra lệnh “giới nghiêm” đối với những người “lạ” khi đến cổng xin phép giám thị vào gặp.
Hơn 500 giáo viên tham dự Hội thi ứng dụng công nghệ thông tin
Chuyện ít biết về sổ liên lạc điện tử
Sổ liên lạc điện tử: Hiệu trưởng một cổ mấy tròng ?
...giúp cho việc giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh và sinh viên trở nên nhanh chóng và tiện lợi ?

Lần vào các trang web của một số đơn vị phần mềm, chúng ta không lạ gì với những thông tin quảng cáo sổ liên lạc điện tử: “….là công cụ hữu ích giúp các đơn vị trong ngành giáo dục, các trường học thực hiện tin học hoá một cách triệt để nhất, ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng nhất trong lĩnh vực quản lý giáo dục, dạy và học”

“Giải pháp sổ liên lạc điện tử giúp cho việc giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh và sinh viên trở nên nhanh chóng và tiện lợi, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học với nhà trường và học sinh…”

Theo Công văn 5041 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2013 - 2014 của Bộ GD-ĐT, dịch vụ SLLĐT là hoàn toàn miễn phí. Công văn nêu rõ: “Phụ huynh, HS có thể xem miễn phí thông báo kết quả học tập, rèn luyện trên website và các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng...) thay vì triển khai dịch vụ tin nhắn di động có thu phí”. Tại điểm c, điều 5, công văn này cũng quy định: “Sở, phòng GD-ĐT phải làm chủ, sở hữu cơ sở dữ liệu giáo dục phục vụ cho công tác quản lý giáo dục. Không để các công ty sở hữu và khai thác tài sản dữ liệu giáo dục vào mục đích kinh doanh”

Công văn đã nêu rõ là miễn phí và không bắt buộc, không để các công ty sở hữu và khai thác tài sản dữ liệu giáo dục vào mục đích kinh doanh, thế nhưng, Hiệu trưởng các trường học vẫn dính phải “một cổ mấy tròng”.

Chúng tôi đến một trường tiểu học tại quận Ba đình, TP Hà Nội, khi mới ló đầu vào cổng đã bị bảo vệ trường hỏi (như quát): “Chị có việc gì, gặp ai”. Mặc dù đã nói là đến gặp Hiệu trưởng nhưng vị bảo vệ vẫn hỏi xem có hẹn trước không. Khi chúng tôi bảo không hẹn trước, lập tức bị đuổi ra ngoài. Cuối cùng tôi đành phải gọi điện cho Hiệu trưởng để xin “visa” vào trường mặc dù là chỗ thân quen từ trước.

Khi tiếp chúng tôi ở phòng, chị nói: “Dạo này nhiều đơn vị đến tiếp thị dịch vụ, nhất là sổ liên lạc điện tử nên chị mới dặn bảo vệ không cho ai lạ vào trường. Nói thật với các em, trường chị đã triển khai Sổ liên lạc điện tử từ mấy năm trước. Ban đầu do người quen giới thiệu, thấy nói cũng hay nên đồng ý triển khai. Sau một thời gian lại có một đồng chí ở “trên” giới thiệu một đơn vị khác xuống, chị đành phải cho triển khai song song một nửa số học sinh của trường. Nói thật là từ chối thì ngại, mà đơn vị cũ người ta đang làm chẳng nhẽ lại đuổi đi. Thời gian qua có rất nhiều đơn vị đến tự xưng là do cán bộ ở Phòng, ở Sở, thậm chí ở Cục giới thiệu về. Khổ lắm em ạ, một cổ mấy tròng chứ có sung sướng gì đâu”.

Sổ liên lạc điện tử: Hiệu trưởng một cổ mấy tròng ?
Trang giới thiệu dịch vụ của một đơn vị cung cấp phần mềm SLLĐT

Cùng ngày hôm đó chúng tôi đến một trường Trung học ở Quận Hai Bà Trưng, thầy Hiệu trưởng vừa thấy chúng tôi xuất hiện đã hỏi ngay: “Lại sổ liên lạc điện tử à, trường này đang triển khai phần mềm của Bộ rồi nhé”. Sau khi biết chúng tôi tìm hiểu thông tin, thầy mới tâm sự: “Tôi cứ phải nói ngay thế, chứ rất nhiều đơn vị xuống đều nói là do trên giới thiệu, thậm chí có một số cán bộ cũng đã gọi điện xuống nhờ giúp đỡ đơn vị X, Y, Z nào đó triển khai sổ liên lạc điện tử rồi nói đến việc chi phí “hoa hồng” rất cao. Nói thật là Sổ liên lạc điện tử cũng triển khai ở các trường học gần chục năm nay, nói là tiện ích thì cũng có phần nào, nhưng đa số phụ huynh bị ép dùng, chúng tôi cũng chẳng mặn mà gì. Nhận lời triển khai của đơn vị do cán bộ A giới thiệu, thì mấy hôm sau lại có cán bộ B giới thiệu, chúng tôi rất khó nghĩ. Tốt hơn hết là không tiếp để đỡ mất lòng”.

Chị T.A.H, chủ một đơn vị kinh doanh phần mềm bộc lộ: “Công ty mình trước nay kinh doanh các phần mềm quản lý doanh nghiệp, nhưng sắp tới ông cậu làm ở Sở giáo dục tỉnh Z được lên chức, chắc chắn sẽ giúp mình triển khai dịch vụ Sổ liên lạc điện tử, vì thế bên mình đang xúc tiến tìm đối tác hợp tác ở lĩnh vực này”

Trong các buổi họp phụ huynh đầu năm, một số trường phát cho phụ huynh thư ngỏ và phiếu đăng ký tham gia dịch vụ sổ liên lạc điện tử do các công ty cung cấp. Theo thông tin từ thư ngỏ, đây là hình thức nhận tin nhắn SMS trên điện thoại di động về kết quả học tập, ý thức học tập của học sinh chính xác và nhanh chóng nhất. Như vậy phụ huynh sẽ biết tình trạng học tập của con em ngay trong ngày khi có trường hợp đột xuất như bỏ học, vi phạm nội quy, thái độ học tập chuyên cần hay không chuyên cần...

Lãnh đạo các trường cho rằng phụ huynh tham gia dịch vụ này đều trên tinh thần tự nguyện chứ không bắt buộc. Thế nhưng, tâm lý chung của nhiều phụ huynh là dù không muốn nhưng cả trường, cả lớp tham gia mà con mình không có thì cũng dễ rơi vào cảnh bị “phân biệt đối xử” nên vẫn nộp tiền đăng ký sử dụng, nhưng tâm lý không thoải mái. Ngoài ra, giá cước sử dụng cũng không phải ít.

Các đơn vị kinh doanh đều tận dụng mối quan hệ quen biết để kinh doanh. Những tưởng sổ liên lạc điện tử khiến học sinh bức xúc vì bỗng nhiên bị “mách lẻo”, phụ huynh thì phiền lòng vì bỗng dưng đóng thêm một khoản tiền “quản lý con”, mà Hiệu trưởng các trường học cũng khóc dở mếu dở vì “một cổ mấy tròng”. Chẳng biết thực hư việc “trên” giới thiệu “xuống” thế nào, nhưng cứ đến cuối năm học, các vị Lãnh đạo nhà trường cứ phải “bế quan” để khỏi phải “lăn tăn” việc từ chối.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động