Số báo đặc biệt xuất bản trong “Ngày Độc lập đầu tiên”

(LĐTĐ) Năm 1945, nước ta chỉ có khoảng chục tờ báo được phát hành với số lượng lớn. Với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt khi ấy, có rất ít tờ báo ra đúng “Ngày Độc lập” 2/9/1945 với nội dung đặc biệt dành cho sự kiện lịch sử này, trong số ít những tờ báo đó có tờ Đông Phát.
so bao dac biet xuat ban trong ngay doc lap dau tien Quốc khánh Việt Nam qua những cánh tem thư
so bao dac biet xuat ban trong ngay doc lap dau tien Đảm bảo để nhân dân Thủ đô đón Tết Độc lập bình yên
so bao dac biet xuat ban trong ngay doc lap dau tien Đắm say trong niềm vui Tết Độc lập - ngày hội cao nguyên Mộc Châu

Những ngày cận kề lễ Quốc khánh 2/9, hàn huyên cùng người cựu quân nhân từng tham dự “Ngày Độc lập” đầu tiên của đất nước, tôi may mắn được biết đến câu chuyện về một số báo đặc biệt xuất bản đúng vào Chủ nhật, ngày 2/9/1945. Là một hiện vật lịch sử quan trọng, nhưng câu chuyện về số báo đặc biệt này lại không được nhiều người biết đến.

so bao dac biet xuat ban trong ngay doc lap dau tien

Báo Đông Phát, số 6107, phát hành vào Chủ nhật, ngày 2/9/1945, tại Tòa báo 94, Phố Hàng Gai, Hà Nội do Ông Ngô Văn Phú làm chủ nhiệm và ông Hoàng Hữu Huy làm chủ bút. Vì chỉ còn một bản gốc được lưu trong kho lưu trữ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, phải mất rất nhiều thời gian tôi mới có thể tiếp cận được với hiện vật lịch sử quý giá này.

Cầm trên tay tờ báo đặc biệt ấy, lòng tôi không khỏi trào dâng cảm giác xúc động khó tả.Theo một số chuyên gia, thời đó, có 2 tờ báo lớn phát hành cả nước là Đông Phát và Tin Mới. Tên ban đầu của tờ Đông Phát là Đông Pháp, nhưng từ khi Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam, tờ báo đổi tên là Đông Phát.Từ ngày 2/9/1945, tờ Đông Phát một lần nữa lại thông báo đổi tên là Gia Bao “để biểu lộ tinh thần đoạn tuyệt triệt để những dấu vết của chế độ cũ và để kỷ niệm nền độc lập của nước Việt Nam mới”.

Sau hơn 70 năm, tờ báo đã trở thành một phần ký ức lịch sử của dân tộc, khi nhìn vào đó, người ta không chỉ biết được ngày lễ trọng đại của dân tộc đã diễn ra như thế nào, mà còn thấy được một phần diện mạo của báo chí, kể cả ngôn ngữ báo chí Việt Nam trong ngày đầu đất nước độc lập.

Số báo đặc biệt này gồm 2 trang, trang 1 là số báo xuất bản đặc biệt về Ngày Độc lập và trang 2 gồm các tin rao vặt, quảng cáo và các bài viết tiếp của trang 1. Tờ báo khổ nhỏ, được in ấn khá thô sơ, nhuốm màu thời gian trên nền giấy đen ố vàng và chữ in lito nhỏ, đã mờ.

Là “Số báo xuất bản đặc biệt về Ngày Độc lập” tờ báo đã cung cấp cho độc giả nhiều thông tin quý giá về ngày lễ lịch sử của dân tộc. Ngay ở góc trên cùng của tờ báo câu khẩu hiệu “Việt Nam độc lập muôn năm” được in đậm, to, rõ ràng, phía dưới là dòng thông báo về thời gian cũng như lời yêu cầu người dân tham gia lễ mít tinh một cách đông đủ để thể hiện tinh thần tranh đấu kiên quyết cho nền độc lập của nước nhà: “2 giờ chiều hôm nay, toàn thể dân chúng phải tới dự “Ngày Độc lập”.

“Ngày Độc lập” tại khắp các tỉnh Trung, Nam, Bắc sẽ tỏ rõ tinh thần tranh đấu của chúng ta trong sự đoàn kết, trật tự và kiên quyết”, cùng dòng chữ in đậm chạy dọc chân trang báo: “Dự cuộc biểu tình “Ngày Độc lập” là làm tròn phận sự một công dân Việt Nam”.

Sau hơn 70 năm, tờ báo đã trở thành một phần ký ức lịch sử của dân tộc, khi nhìn vào đó, người ta không chỉ biết được ngày lễ trọng đại của dân tộc đã diễn ra như thế nào, mà còn thấy được một phần diện mạo của báo chí, kể cả ngôn ngữ báo chí Việt Nam trong ngày đầu đất nước độc lập.

Số báo đặc biệt này gồm 2 trang, trang 1 là số báo xuất bản đặc biệt về Ngày Độc lập và trang 2 gồm các tin rao vặt, quảng cáo và các bài viết tiếp của trang 1. Tờ báo khổ nhỏ, được in ấn khá thô sơ, nhuốm màu thời gian trên nền giấy đen ố vàng và chữ in lito nhỏ, đã mờ. Là “Số báo xuất bản đặc biệt về Ngày Độc lập” tờ báo đã cung cấp cho độc giả nhiều thông tin quý giá về ngày lễ lịch sử của dân tộc.

Ngay ở góc trên cùng của tờ báo câu khẩu hiệu “Việt Nam độc lập muôn năm” được in đậm, to, rõ ràng, phía dưới là dòng thông báo về thời gian cũng như lời yêu cầu người dân tham gia lễ mít tinh một cách đông đủ để thể hiện tinh thần tranh đấu kiên quyết cho nền độc lập của nước nhà: “2 giờ chiều hôm nay, toàn thể dân chúng phải tới dự “Ngày Độc lập”.

“Ngày Độc lập” tại khắp các tỉnh Trung, Nam, Bắc sẽ tỏ rõ tinh thần tranh đấu của chúng ta trong sự đoàn kết, trật tự và kiên quyết”, cùng dòng chữ in đậm chạy dọc chân trang báo: “Dự cuộc biểu tình “Ngày Độc lập” là làm tròn phận sự một công dân Việt Nam”.

Cách tuyên truyền về ý nghĩa của buổi lễ mít tinh cho đồng bào cũng được viết rất giản dị, dễ hiểu: “Đồng bào nhớ rõ: Ngày mồng 2 tháng 9 dương lịch là “Ngày Độc lập”, tức là một ngày lễ, một buổi họp lớn của Chính phủ tổ chức khắp Trung, Nam, Bắc để huy động toàn dân kiên quyết cho nền độc lập nước nhà. Vậy thì, không vì một lẽ gì người công dân Việt Nam không biết nghĩ đến sự sống còn của đất nước, không vì một lẽ gì không tới dự “Ngày Độc lập” để đấu tranh lấy sự sống còn ấy – dù mới chỉ là một cuộc đấu quyết liệt bằng tinh thần”.

Không chỉ thông tin chi tiết về nội dung buổi lễ, tờ Đông Phát còn đăng bản đồ ghi rõ chỗ dành riêng cho các giới cũng như các lối vào vườn hoa Ba Đình. Thậm chí, Chính phủ Lâm thời còn thông báo rõ cả giờ thiết quân luật tại Hà Nội từ 23h đến 5h với lời nhấn mạnh “theo giờ Việt Nam độc lập”, cùng giờ làm việc tại các công sở của chính quyền mới từ ngày 3/9/1945.

Có thể thấy rõ, Ban Tổ chức đã rất chi tiết từ việc tuyên truyền để vận động người dân tham gia mít tinh, đến việc lường trước các tình huống khi người dân đi dự lễ, giới thiệu các cổng vào nơi mít tinh, tỉ mỉ từ giờ giấc đến vị trí của các thành phần tham dự, kể cả trong trường hợp người đi muộn thì xử lý thế nào.

Ngoài giá trị to lớn về việc khẳng định một cách rộng rãi nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tờ báo Đông Phát chính là tư liệu quý báu để các nhà nghiên cứu lịch sử xác minh được trình tự của “Chương trình chính thức cuộc mít tinh và biểu tình tại Hà Nội” được công khai sau nhiều lần sửa đổi.

Theo đó, Lễ mít tinh ngày 2/9/1945 được mở đầu với màn bắn súng đón Chính phủ Lâm thời, trước khi chào cờ và hát bài “Tiến quân ca”. Sau khi Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được giới thiệu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra tuyên bố về nền độc lập Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa, rồi Người mới đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

Sau khi bản Tuyên ngôn Độc lập vang vọng trên Quảng trường Ba Đình, Chính phủ Lâm thời đã trịnh trọng tuyên thệ trước Quốc dân đồng bào lời “Thề Độc lập”: “Sẽ kiên quyết lãnh đạo toàn dân giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc và thực hiện bản chương trình của Việt Minh, đặng mang lại tự do hạnh phúc cho dân tộc. Trong lúc giữ nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi khó khăn, nguy hiểm, dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ”.

Lời thề của quốc dân cũng xuất hiện bên cạnh lời “Thề Độc lập” của Chính phủ Lâm thời, nguyện giữ quyền độc lập cho Tổ quốc.Việc sắp xếp “Lời thề độc lập” và “Lời thề quốc dân” ngay cạnh nhau giúp người đọc hình dung ra mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và bình đẳng giữa Chính phủ Lâm thời với quốc dân đồng bào ngay trong thời kỳ trứng nước như thế nào và phải chăng sự sắp xếp này còn mang dụng ý truyền đạt lại tinh thần đoàn kết, thống nhất giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân cho thế hệ sau.

“Các đoàn thể đến họp ở vườn hoa Ba Đình trước 13h, để Ban trật tự xếp chỗ. Đoàn thể nào đến sau lúc khai mạc sẽ bị giữ lại dọc đường. Dân chúng mỗi phố dự biểu tình phải xếp đặt theo thứ tự: Nhi đồng, các cụ, phụ nữ, thanh niên và bắt buộc phải có đội tự vệ đi kèm cho trật tự lúc nào cũng được hòa hảo”.

Những quy định khi đến dự ngày lễ đặc biệt này cũng thể hiện được tính kỷ luật cũng như tính chu toàn của ban tổ chức buổi lễ đối với người dân, vừa thể hiện rõ được tinh thần, quan điểm, thứ tự ưu tiên một cách rất nhân văn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với những thông tin được cô đúc trên một tờ báo ra đời đúng vào ngày diễn ra sự kiện lịch sử, sau hơn 70 năm, chúng ta vẫn có thể nhận được từ đây những bài học quý giá của tiền nhân. Đó là bài học lấy dân làm gốc, coi trọng vai trò của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và đánh giá cao vai trò tuyên truyền cũng như sức ảnh hưởng của báo chí đối với người dân.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

(LĐTĐ) Liên quan đến sự cố mất nước sinh hoạt nhiều ngày liền tại đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) khiến hàng nghìn người dân gặp khó khăn, đến đêm ngày 2/7 nước sinh hoạt đã được cấp trở lại.
Xem thêm
Phiên bản di động