Sinh viên học lập trình CNTT "đắt hàng" khi ra trường
95% sinh viên mong muốn lập trình trở thành bộ môn chính Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, hầu hết sinh viên Việt Nam đều nhận ra học lập trình có giá trị lớn cho tương lai và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhà trường cũng như các bậc phụ huynh |
“Đất” cho sinh viên CNTT rất rộng
Sáng ngày 18/3/2018 tại Hà Nội, Talk show “Hiểu mình, Biết nghề, Chọn trường chuẩn” được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội đã thu hút hàng trăm học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tham dự. Chương trình này được “đo ni đóng giày” cho những học sinh đang chuẩn bị bước vào Kỳ thi Tuyển sinh Đại học - Cao đẳng 2018 và những sinh viên đang thấy ngành mình học không phù hợp.
Chia sẻ tại talk show, ông Phan Viết Hoàn - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Mywork.com.vn cho hay, với tư cách là hệ sinh thái tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, Mywork đưa ra cho các bậc phụ huynh và học sinh một số tổng quan về thị trường nhân lực tại Việt Nam. Việt Nam ở thời điểm hiện tại là một trong những thời điểm dân số vàng và là cơ hội mở rộng cho tất cả mọi người. Thống kê theo thu nhập bình quân và nhu cầu thì có 7 nhóm ngành chính hiện nay là: Tài chính, CNTT, Sản xuất, Nhà hàng - khách sạn - bán lẻ, Y tế, Giáo dục và Dịch vụ.
Ngành tài chính đang là ngành có thu nhập bình quân cao nhất, đó là những người làm chuyên gia phân tích về tài chính… hiện đang có nhu cầu tuyển dụng rất cao. Mức lương dao động cho người mới bắt đầu từ 6-10 triệu đồng. Còn các chuyên gia thì mức lương từ vài ngàn đô la Mỹ trở lên.
Duy nhất hiện nay có nhóm ngành Lập trình về CNTT có mức thu nhập từ 7-10 triệu với sinh viên vừa ra trường. Những người có kinh nghiệm 3 năm sẽ có lương 15-20 triệu đồng. Nhu cầu tuyển dụng cao, ứng viên tìm việc dễ dàng. Nhà tuyển dụng không cần biết học ở đâu, bằng như thế nào, chỉ cần biết bạn làm được việc không? vì ngành này tính ứng dụng cao, khi ra trường chỉ cần làm được việc là được tuyển dụng ngay.
Bên cạnh đó, những nhóm ngành sản xuất, bán lẻ là ngành phổ thông, có nhu cầu bán lẻ rất cao như chuỗi Vinmart, Big C… Đây đều là nhóm ngành mang tính chất có mức lương cố định thấp, phụ thuộc thêm vào hoa hồng, mức lương cố định là 4-6 triệu đồng, sau đó phụ thuộc vào mức lương kinh doanh của bạn.
Hiện nay, nhà tuyển dụng giờ còn chấp nhận đào tạo từ con số 0 và đào tạo lại. Giải thích tại sao nhóm ngành CNTT lại có nhu cầu cao, thu nhập cao? Theo ông Phan Viết Hoàn, hiện nay, trước sự chuyển dịch online, mọi thứ đều cần tới CNTT như Google, Facebook, Youtube… Do đó, nhu cầu tuyển dụng về lĩnh vực CNTT rất cao. Trung bình khoảng gần 10%/năm các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân sự về CNTT. Mức lương tăng về CNTT là 8%/năm.
Đấy là chưa kể có rất nhiều ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến CNTT nhưng hiện giờ cũng rất cần nhân lực CNTT. Chẳng hạn như nếu nói học CNTT mà làm việc cho một công ty về vận tải trước kia chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên. Còn giờ, để có thể cạnh tranh với Uber, Grab thì chắc chắn doanh nghiệp đó phải ứng dụng CNTT.
Còn theo quan điểm của ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch VNG thì, “sinh viên kinh tế nên tìm việc trong ngành công nghệ, bởi theo thống kê, mức thu nhập trong lĩnh vực Công nghệ mà áp dụng tư duy Kinh tế thì lương cao hơn rất nhiều. Rồi ngành Y - tương lai không phải bác sĩ cầm dao mổ mà chúng ta sẽ mổ bằng robot, phải có kĩ năng về CNTT.
CNTT là cơ hội cho tất cả mọi người từ con số 0
Việt Nam dự đoán đến năm 2020 sẽ cần khoảng 400.000 nhân lực làm việc liên quan đến CNTT vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nhân lực công nghệ. Từ công việc đơn giản nhất là buôn bán hàng trên facebook - ứng dụng CNTT chạy quảng cáo - liên kết đơn hàng về mặt bản chất đó cũng là ứng dụng CNTT.
Một sinh viên ra trường không dễ gì để có mức thu nhập cao sau khi tốt nghiệp, với mức lương đi làm đầu tiên trung bình thường ở mức 6-8triệu đồng. Nhưng với lĩnh vực CNTT, thậm chí người tuyển dụng không quan tâm đang làm ở đâu, đã tốt nghiệp chưa vẫn có thể mức thu nhập từ 10-15triệu đồng/tháng.
Như vậy, có thể nói, CNTT là cơ hội cho tất cả mng từ con số 0 để trở thành ai đó.
Cần chọn trường chuẩn, phù hợp với chính năng lực bản thân
Chia sẻ tại Talk show, ông Chu Tuấn Anh, Chuyên gia Tư vấn Giáo dục nhắn nhủ, các em học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa chọn trường, chọn nghề đừng bao giờ nghĩ phải tìm được ngành học chuẩn ngay từ đầu. Theo thống kê, đa số nghề đầu tiên chúng ta chọn không phải là nghề cuối cùng chúng ta làm. Có những kiến thức ở những ngành không chắc là phù hợp với mình nhất, sau này lại bổ trợ rất nhiều cho công việc. Ở thời điểm này, hãy mạnh dạn bước đi, không quan trọng là chọn ngành gì.
Ông Chu Tuấn Anh lấy dẫn chứng, Mark Zugkerbug - CEO Facebook, chàng trai quyết định bỏ Đại học để đi tìm tiếng gọi con tim, mặc dù anh biết lựa chọn của mình là điên rồ nhưng anh mạnh dạn bước đi, giờ đã là tỉ phú trẻ trên thế giới. “Khi các bạn chọn ngành, chọn nghề, quan trọng nhất là đừng quá khác biệt với sở trường. Để thành công thật sự, cần nhiều kiến thức của các ngành nghề khác” - ông Tuấn Anh chia sẻ.
Ông cha ta ngày xưa có câu: “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết” có phần đúng với hiện nay. Chúng ta làm việc gì thì phải giỏi việc đó, tuy nhiên, có nhiều nghề không phải chỉ tập trung học là được. Ví dụ như việc học ngoại ngữ, ngoại ngữ là một công cụ chứ không phải một nhóm ngành cụ thể. Nếu sau 4 năm ra trường, chúng ta chỉ có ngoại ngữ, chúng ta sẽ không làm được việc gì vì không có kĩ năng và kiến thức. Nhưng nếu một sinh viên công nghệ có ngoại ngữ hay một sinh viên du lịch có ngoại ngữ thì đó lại có một chuyện khác.
Theo Hiền Mai/vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40