Siết chặt quản lý PCCC các khu chung cư, nhà cao tầng: Chú trọng từ cấp cơ sở
An toàn được đặt lên hàng đầu | |
Nguy cơ cháy nổ do thắp hương, đốt vàng mã dịp Tết |
Cần thay đổi trong nhận thức
Theo Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, với các công trình không bảo đảm các điều kiện về PCCC, vi phạm quy định về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, không duy trì bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC… đều có một nguyên nhân chính là do các chủ đầu tư thiếu tuân thủ. Nói cách khác, vẫn còn một bộ phận chủ đầu tư tìm mọi cách để đối phó trong thực hiện các quy định an toàn PCCC, không chấp hành các kiến nghị, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền.
Số liệu thống kê cho thấy, từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra hơn 60 vụ cháy tại các chung cư, nhà cao tầng. Để giải quyết triệt để vấn đề này, Công an TP Hà Nội đã triển khai Kế hoạch số 359/KH-CAHN-PV01 về “Tổng kiểm tra công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố năm 2018”.
Tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm |
Chia sẻ nỗi lo trước bất cập về PCCC các khu chung cư, nhà cao tầng, tại hội thảo “Quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy ở công trình xây dựng và các vấn đề thực tiễn”, Thạc sĩ Phạm Việt Tiến, Phó Trưởng khoa Cứu nạn, cứu hộ, Trường Đại học PCCC phân tích, tại các chung cư cao tầng luôn tồn tại một lượng chất cháy lớn. Chất cháy tồn tại chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt, trang trí nội thất trong từng căn hộ., các loại vật liệu nội thất như bàn, ghế, giường, tủ làm bằng gỗ, vật liệu nhựa tổng hợp, vải… Bên cạnh đó, dưới tầng hầm là xe máy, ô tô là vật liệu xăng, dầu. Các loại vật liệu nói trên khi cháy trong phòng các căn hộ của tòa chung cư, sự trao đổi khí bị hạn chế nên tạo nhiều khói, khí độc như CO, HCI… gây khó khăn cho công tác tổ chức thoát nạn và chữa cháy.
Mặt khác, tại các chung cư cao tầng luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy. Nguồn nhiệt gây cháy có thể do ngọn lửa trần, phát sinh do sơ xuất, thiếu ý thức của người dân như đốt vàng mã, vứt tàn thuốc vào chỗ dễ cháy nổ. Tại các chung cư cao tầng luôn có mật độ người tập trung lớn, đặc biệt là các tòa nhà dành cho người thu nhập thấp, các căn hộ có diện tích nhỏ chiếm đa số, trên một tầng có thể có 24 căn hộ, tổng số căn hộ lên tới 1.000. Do đó, tần suất người dân sử dụng chất cháy nguồn nhiệt không an toàn lớn, dẫn tới nguy cơ xảy ra cháy tăng cao. Đặc biệt, đám cháy xảy ra ở các tầng càng cao thì công tác tổ chức dập tắt đám cháy càng khó.
Theo ghi nhận thực tế, có một nguyên nhân nữa là hiện nhiều tòa nhà chung cư, lối thoát nạn đã bị bịt để sử dụng những mục đích khác nhau, dẫn đến khi có cháy, nổ xảy ra việc thoát nạn của người dân gặp nhiều khó khăn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của họ. Nghiêm trọng hơn cả là việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC trong tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế, nghiệm thu và đưa công trình vào hoạt động của chủ đầu tư, đơn vị quản lý, ban quản trị chung cư vẫn chưa đầy đủ, còn những tồn tại vi phạm phát sinh trong quá trình hoạt động, phổ biến là vi phạm về các điều kiện ngăn cháy lan, thoát nạn, hoạt động của hệ thống, thiết bị PCCC. Tại các chung cư nhà ở xã hội, nhà tái định cư, chung cư mini, phổ biến là nhà chung cư cũ thì hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy khá “khiêm tốn”, chỉ duy trì ở mức tối thiểu.
Cải biến ngay từ cơ sở
Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PCCC đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020 vừa được UBND TP Hà Nôi phê duyệt trong Quyết định số 2880. Cụ thể, năm 2018, ngoài duy tu, bảo trì, bảo dưỡng 100% các trụ nước, bến lấy nước, hố ga thu nước phục vụ chữa cháy hiện có, sẽ xây dựng, lắp đặt bổ sung các trụ nước chữa cháy, bến lấy nước, hố ga thu nước tại các tuyến đường, phố, khu dân cư, khu công nghiệp, đô thị. Đến năm 2020 phát triển hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cơ bản đáp ứng yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC đến các cơ quan, đơn vị quản lý các tòa nhà. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho 100% người dân làm việc và sinh sống trong các nhà, chung cư cao tầng kiến thức cơ bản về PCCC, đặc biệt là kỹ năng xử lý ban đầu, kỹ năng tự tổ chức thoát nạn, thoát hiểm khi có cháy, nổ xảy ra. Thực hiện phương châm PCCC “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ)… 100% các dự án công trình nhà cao tầng mới phải thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế về PCCC trước khi cấp phép xây dựng, thi công công trình theo đúng quy định. Đối với các công trình nhà, chung cư cao tầng đang thi công nhưng chưa thẩm duyệt về thiết kế PCCC, yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay hoạt động xây dựng để thực hiện quy định về thẩm duyệt thiết kế về PCCC… |
Khách quan nhìn nhận, hiện một số chung cư cao cấp đã tăng cường giải pháp PCCC bằng cách sử dụng thêm các vật liệu chống cháy như: Cửa chống cháy, vật liệu nội thất chống cháy, bê tông nhẹ, gạch nhẹ chống cháy… Việc sử dụng các vật liệu này giúp hạn chế tối đa tổn thất kinh tế và đảm bảo thời gian an toàn cho các công tác sơ tán, cứu trợ diễn ra kịp thời. Tuy nhiên, những ứng dụng trên vẫn chưa được phổ cập rộng rãi vì thế công tác PCCC bước đầu là hết sức quan trọng.
Mở rộng vấn đề trên, tại hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn quận Cầu Giấy, do UBND quận Cầu Giấy tổ chức, Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy khẳng định, công tác PCCC cần sự tham gia của cả cộng đồng. Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy chia sẻ, hiện đang có một bất cập là dù rất nhiều buổi tập huấn đã được thông báo trước nhưng cư dân ở một số nhà chung cư tham dự không đầy đủ, thậm chí rất thờ ơ. Người dân thường đổ lỗi cho Nhà nước khi xảy ra cháy nổ, nhưng khi các cấp tổ chức tập huấn cho người dân, ban quản trị nhà chung cư, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư thì họ không tham dự đủ. Do vậy, nhiều người không nắm chắc những kỹ năng thoát hiểm, phòng, chống ngạt khói…
“Theo thống kê của cơ quan chức năng, hầu hết những người chết trong đám cháy nhà chung cư là do ngạt khói chứ không phải bị bỏng. Khói dễ dàng phát tán, dẫn đến mất phương hướng, khó nhìn nên nạn nhân càng khó thoát ra ngoài. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng các phương tiện bình bột, bình CO2 để dập tắt đám cháy ngay từ đầu; mua mặt nạ phòng độc sử dụng khi có cháy là giải pháp cơ bản, tại chỗ, hiệu quả nhất”, Đại tá Nguyễn Trường Sơn cho biết.
Cần phải khẳng định, việc chủ động kiểm tra, hướng dẫn an toàn PCCC trong quá trình thi công, nghiệm thu PCCC trước khi đi vào sử dụng, tập huấn, tổ chức diễn tập và tuyên truyền cho người dân về PCCC… là những việc làm luôn được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn cho người dân. Một trong những địa phương đã và đang triển khai tốt công tác này là quận Nam Từ Liêm.
Theo ghi nhận, quận Nam Từ Liêm có tổng 17 khu đô thị (trong đó có 05 khu đô thị đi vào hoạt động trước năm 2009), với tổng số 88 nhà chung cư (trong đó có 48 nhà chung cư cao tầng). Với cơ sở hạ tầng phát triển, yếu tố đảm bảo PCCC luôn được đặt lên hàng đầu. Hiện Nam Từ Liêm đã thành lập Đội chữa cháy chuyên nghiệp quận với khoảng 30 cán bộ chiến sĩ và 4 xe chữa cháy, xe thang, xe cứu hộ. Việc đưa vào hoạt động Đội chữa cháy chuyên nghiệp Nam Từ Liêm nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của sự phát triển đô thị hiện nay. Đội chữa cháy chuyên nghiệp giúp rút ngắn cự ly nếu xảy ra hỏa hoạn tại địa bàn.
Năm 2018, cơ quan chức năng quận Nam Từ Liêm đã tổ chức kiểm tra, hướng dẫn theo định kỳ hàng quý đối với các khu đô thị, chung cư cao tầng. Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện kịp thời nhiều tồn tại mất an toàn PCCC, tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 20 trường hợp nhà Chung cư cao tầng với tổng số tiền 151 triệu đồng.
Đối với chủ đầu tư chây ỳ, chậm thực hiện các kiến nghị cư dân và cơ quan chức năng, cơ quan PCCC đã tiến hành tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với 03 công trình. Đặc biệt, Cơ quan PCCC quận cũng hướng dẫn chủ đầu tư, ban quản trị và đơn vị quản lý, vận hành tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở và người dân tại chung cư trên địa bàn quận và tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo tình huống giả định thực tế tại các nhà chung cư trên địa bàn quận.
Luyện Đinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Cháy cửa hàng nội thất trên đường Đê La Thành
Phòng chống cháy nổ 29/10/2024 17:58
Nhanh chóng dập tắt đám cháy trong đêm trên đường Giải Phóng
Phòng chống cháy nổ 27/10/2024 09:24
Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại Trường THPT Mỹ Đức B
Phòng chống cháy nổ 23/10/2024 10:29
Khẩn trương khống chế đám cháy ở phố Thiên Hiền, Hà Nội
Phòng chống cháy nổ 21/10/2024 12:05
Thông tin về vụ cháy kho hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội tối ngày 16/10
Phòng chống cháy nổ 17/10/2024 10:35
Khẩn trương khống chế đám cháy ở Vĩnh Tuy
Phòng chống cháy nổ 16/10/2024 22:47