Rác thải nhựa: Tiềm năng cho ngành công nghiệp tái chế
Hà Nội: Tiểu thương chung tay cắt giảm sử dụng túi ni lông | |
Nâng cao nhận thức về chống rác thải nhựa | |
Chính quyền, doanh nghiệp và người dân cùng nói không với rác thải nhựa |
Ông Phạm Văn Đức - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO), cho biết, mỗi ngày, trên địa bàn thành phố Hà Nội thải ra khoảng 7.500 tấn rác thải sinh hoạt; trong đó, lượng rác thải nhựa lên đến xấp xỉ 18% (khảo sát tại thời điểm năm 2018 - 2019); trong khi, tỷ lệ này chỉ khoảng 12% (thời điểm năm 2000). Điều này cho thấy, tỷ lệ nhựa được sử dụng trong rác thải sinh hoạt ngày càng tăng.
Các doanh nghiệp sản xuất giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường tới người tiêu dùng |
Theo ông Đức đơn vị thu gom còn gặp một số điểm “vướng” từ khâu thu gom cho đến xử lý rác thải, trong đó, có rác thải nhựa. Đơn vị thu gom chỉ mong thu nhanh, thu sạch, người dân bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định nhưng trên thực tế, người dân đang bỏ rác liên tục trong 24 giờ/ngày khiến việc thu gom gặp nhiều khó khăn…
Trong khi đó, việc phân loại rác tại nguồn gần như mới dừng ở mức phong trào, vấn đề phân loại rồi tái chế nhựa cũng chưa được người dân chú trọng. Bên cạnh đó, công nghệ xử lý rác hiện cũng gây ra nhiều khó khăn khi chủ yếu rác thải được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Trong 7.500 tấn rác thải ra mỗi ngày chỉ có 500 tấn xử lý bằng công nghệ đốt và ủ phân compost.
Theo ông Đức, để giữ gìn Thành phố sạch, cũng như quản lý rác thải cần có sự phối hợp của 3 bộ phận: chính quyền, người dân và các doanh nghiệp. Đặc biệt cần thiết lập hệ thống có sự kiểm soát, phân loại rác tại nguồn cùng với đầu tư về công nghệ.
Trao đổi về việc tái chế rác thải nhựa, bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Vương quốc Hà Lan cho biết tuy là một vấn đề đáng lo ngại khi hiện tại trong số lượng rác thải nhựa chỉ có 14% được tái chế, 40% được xử lý thu gom, 40% còn lại được chôn lấp và đổ ra môi trường nhưng nhìn theo khía cạnh tích cực, đây cũng là một tiềm năng lớn cho ngành công nghiệp tái chế rác thải phát triển.
Tương tự, ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Trung tâm Truyền thông (BộTài nguyên và môi trường) cho rằng, rác thải nhựa là một nguồn tài nguyên nhưng đang ở sai chỗ. Để biến rác thải nhựa trở thành tài nguyên cần giải pháp đồng bộ từ nỗ lực phân loại rác tại nguồn đến việc hoàn thiện cơ chế khuyến khích công nghệ xử lý rác thải nhựa hiện đại.
Bên cạnh đó, theo ông Dũng cần có sự cam kết, phối hợp của cả chính quyền, người dân và doanh nghiệp, thực hiện áp dụng những chế tài xử phạt nghiêm khắc với những trường hợp vi phạm trong xử lý rác thải nhựa. Việc chuyển dịch nền kinh tế tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn nhằm giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường và đem lại giá trị cho rác thải nhựa cũng là yêu cầu cấp thiết.
Trước sự ảnh hưởng của rác thải nhựa, thời gian qua, để hạn chế lượng rác thải nhựa, Hà Nội đã triển khai rất nhiều giải pháp đồng bộ, đã ban hành kế hoạch đến năm 2025 không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Hà Nội đã nỗ lực hành động bằng việc tích cực tham gia đối thoại, chia sẻ thông tin, xây dựng mạng lưới hợp tác, cùng cộng đồng quốc tế ngăn chặn hiểm họa của ô nhiễm rác thải nhựa. Nhiều hội thảo huy động sáng kiến quốc tế và địa phương nhằm kêu gọi các bên liên quan đồng hành cùng thành phố trong cuộc chiến chống rác thải nhựa.
Tuy nhiên, theo bà Lê Thanh Thủy – Trưởng phòng Quản lý dự án và truyền thông - Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, để kế hoạch trên được thành công, rất cần sự đồng lòng của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.
Đặc biệt để hoàn thành kế hoạch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kết hợp nhiều việc làm cụ thể nhằm giảm rác thải nhựa như thí điểm thu gom vỏ hộp sữa giấy tại 637 trường học; yêu cầu các cơ quan, công sở không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần; vận động, hỗ trợ các chuỗi nhà hàng thay thế cốc, thìa, ống hút nhựa bằng sản phẩm thân thiện với môi trường…
Nhiều doanh nghiệp cũng cung cấp sản phẩm thay thế để hạn chế rác thải trong tiêu dùng và thực phẩm sạch không chất độc hại như Xanh Shop, Sạp hàng chàng Sen, Trạm Refill Station... Các phong trào hạn chế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần cũng đang được người dân hưởng ứng rộng rãi.
Các doanh nghiệp đã bắt đầu thực hành quản lý và hạn chế rác thải nhựa. Đơn cử như Khách sạn Fortuna mỗi năm đã giảm được 238.860 chai nhựa, 73.000 ống hút nhựa, 36.648kg túi nhựa, Tập đoàn Unilever Việt Nam đang nỗ lực cắt giảm 100 tấn nhựa trong sản xuất hàng năm, đồng thời thông qua việc giảm thành phần sản xuất bao bì, tiến tới không dùng sản phẩm nhựa trong sản xuất…
Những doanh nghiệp này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm xanh, mà còn góp phần truyền tải đi thông điệp tốt đẹp và giúp việc này trở nên gần gũi và có thể thực hành mỗi ngày.
Đặc biệt là trong giới trẻ, không chỉ dừng lại ở việc hạn chế dùng đồ nhựa sử dụng một lần, các dự án xử lý rác thải nhựa cũng được tổ chức, phát động và lan tỏa mạnh mẽ như dự án làm gạch sinh thái ecobrick từ túi nilon, dự án nhặt rác, thu gom vỏ hộp sữa...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23