Quản lý mặt hàng sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi: Đùn đẩy giữa các bộ

Lao động Thủ đô từng có bài: “Quả bóng giá sữa được đẩy sang các cơ quan mới - Điều gì sẽ xảy ra?”, phản ánh việc cách đây không lâu Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Theo đó, Bộ này đề nghị chuyển quản lý nhà nước về các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sang Bộ Công Thương và Y tế. 
quan ly mat hang sua danh cho tre duoi 6 tuoi dun day giua cac bo Bỏ giá trần mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi có làm thị trường mất kiểm soát?
quan ly mat hang sua danh cho tre duoi 6 tuoi dun day giua cac bo Tất cả sữa trẻ em dưới 6 tuổi đều chịu giá trần

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương đã chính thức lên tiếng: ‘Không quản lý mặt hàng sữa”. Sữa là sản phẩm đặc biệt với trẻ em, song bộ nào cũng muống “buông”, tại sao vậy?

quan ly mat hang sua danh cho tre duoi 6 tuoi dun day giua cac bo
Mỗi sản phẩm sữa cho trẻ em mà không bộ nào chịu nhận quản lý giá.

Từ cái lý của Bộ Công Thương…

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý, trả lời về đề xuất cơ quan này sẽ quản lý giá mặt hàng sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi được Bộ Tài chính đưa ra. Cụ thể, theo dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Công Thương là cơ quan tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Là các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, song với sản phẩm sữa chính các bộ chuyên ngành lại luôn “đùn đẩy” trách nhiệm quản lý cho nhau.

Có lẽ, để khỏi cảnh “đá đi đá lại’ quả bóng quản lý giá sữa, đã đến lúc Bộ Tư pháp nên làm cơ quan trọng tài đứng ra xử lý Bộ Công Thương hay Bộ Tài chính phải quản lý giá sữa để Thủ tướng quyết định.

Cạnh đó, dự thảo cũng quy định Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có trách nhiệm tham mưu, đề xuất trình Chính phủ quyết định hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Bộ này cũng tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ đối với thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Bộ Y tế.

Về vấn đề này, trong văn bản phúc đáp gửi Bộ Tài chính và được gửi đến các cơ quan thông tấn, Bộ Công Thương đã dẫn các văn bản quy phạm pháp luật để chứng minh việc giao Bộ này quản lý giá sữa là không đúng quy định và thẩm quyền.

Cụ thể, Bộ Công Thương cho rằng, tại Khoản 1 Điều 27 Luật Giá quy định Bộ Tài chính mới là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh/thành kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá (trong đó có mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi).

Như vậy, Luật Giá đã xác định rõ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính về nội dung này, việc dự thảo Nghị định đề nghị giao cho Bộ Công Thương sẽ là trái luật.

Thậm chí, Nghị định 215/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính cũng giao Bộ này quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giá nói chung, trong đó có việc quản lý giá cả hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, kê khai giá...

Còn theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn, nhóm hàng thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là do Bộ Y tế quản lý. Phát ngôn với báo giới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay: Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, xuất nhập khẩu, phát triển thị trường, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại...

Do đó, Bộ chỉ quản lý về phát triển thương mại và thị trường trong nước, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ mà thôi.

…đến logic song chưa thuyết phục

Việc Bộ Công Thương đưa ra những lý do như trên cũng giống như nhận định của Lao động Thủ đô trong bài: “Quả bóng giá sữa được đẩy sang các cơ quan mới - Điều gì sẽ xảy ra?”, thì theo các nghị định của Chính phủ về chức năng của mỗi bộ, ngành - Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về giá.

Và bằng chứng chỉ có Bộ Tài chính mới có Cục Quản lý giá. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các bộ nói chung, của 2 bộ Công Thương và Tài chính là thế, nên việc Bộ Công Thương dẫn lý do như trên để không quản lý giá các sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi là hoàn toàn logich.

Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây, trong khi Bộ Công Thương có văn bản chính thức gửi Bộ Tài chính về việc không nhận quản lý sản phẩm sữa cho trẻ em như dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP do Bộ Tài chính soạn thảo cũng là thời điểm các cơ quan “phản pháo” dự thảo về nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ sinh hoạt do chính Bộ Công Thương lấy ý kiến các cơ quan, ban, ngành cụ thể như Lao động Thủ đô phản ánh trên số báo ra ngày 6.10 (Cần đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng) thì thay vì điều chỉnh giá bán điện tối thiểu là 6 tháng/lần như Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng thì dự thảo mới đã đề xuất giảm xuống còn 3 tháng/lần điều chỉnh.

Cạnh đó, theo nhận xét của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì dự thảo lần này còn mở rộng thẩm quyền quyết định việc tăng giá điện cho các cơ quan trực thuộc.

Cụ thể, từ chỗ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không được quyết định tăng/giảm giá điện theo Quyết định 69, đến chỗ EVN được chủ động quyết định tăng đến 20% giá điện mỗi năm. Thẩm quyền của Bộ Công Thương cũng tăng tương ứng từ chỗ được quyết định tăng tối đa 20% mỗi năm lên đến 40% mỗi năm.

Câu chuyện đặt ra từ cách giải thích của Bộ Công Thương về việc không quản lý giá sữa đến việc chính bộ này soạn thảo dự thảo về nguyên tắc giá bán điện đang nảy sinh mâu thuẫn.

Cụ thể, như đã đề cập ở trên, trong công văn phúc đáp Bộ Tài chính và các cơ quan thông tấn, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định: “Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, xuất nhập khẩu, phát triển thị trường, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại... Do đó, Bộ chỉ quản lý về phát triển thương mại và thị trường trong nước, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ mà thôi”.

Vậy tại sao khi Bộ Tài chính đề xuất Bộ Công Thương chủ trì thống nhất quản lý giá sữa thì Bộ này đã đưa ra những lập luận rất chắc, logich như trên. Còn riêng về quản lý giá điện, thì Bộ được phép điều chỉnh giá, quản lý giá (không có sự tham gia của Bô Tài chính).

Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế Vũ Tiến Thọ cho hay dường như có điều gì đó cần phải làm sáng tỏ. Thứ nhất, Bộ Công Thương khẳng định Bộ Tài chính mới là cơ quan duy nhất quản lý về giá.

Song tại sao khi soạn thảo về cơ chế quản lý giá điện Bộ Công Thương lại là cơ quan soạn thảo? Thứ hai, tại sao việc quản lý giá, điều chỉnh giá điện do chính Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam toàn quyền, Bộ Tài chính không có “thẩm quyền”? Thế nên, nếu đúng như quy định của Chính phủ và cách giải thích của Bộ Công Thương quản lý giá điện phải là chức năng của Bộ Tài chính mới đúng.

Rốt cuộc ai quản lý?

Sữa là mặt hàng đặc biệt quan trọng với trẻ em, nó liên quan đến sức khỏe, thậm chí tương lai giống nòi. Tuy nhiên, không hiểu vì sao thời gian qua (2 năm) quản lý mặt hàng này cứ đá đi, đá lại giữa các bộ. Và chính sự nhập nhèm về chức năng quản lý dẫn đến tình trạng giá sữa liên tục nhảy múa, người tiêu dùng thì bị thiệt.

Là các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, song với sản phẩm sữa chính các bộ chuyên ngành lại luôn “đùn đẩy” trách nhiệm quản lý cho nhau. Có lẽ, để khỏi cảnh “đá đi đá lại’ quả bóng quản lý giá sữa, đã đến lúc Bộ Tư pháp nên làm cơ quan trọng tài đứng ra xử lý Bộ Công Thương hay Bộ Tài chính phải quản lý giá sữa để Thủ tướng quyết định.

Hương Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng một số chỉ tiêu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn tăng trưởng thấp hoặc không đạt, cần phải có giải pháp khắc phục.
Xem thêm
Phiên bản di động