Quản lý đất đai vẫn còn yếu kém
Sửa đổi Luật CAND trong thời điểm hiện nay là cấp bách | |
Giáo dục là quốc sách hàng đầu | |
Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển ổn định |
Về câu hỏi liên quan đến quy hoạch quản lý đất đai hạn chế của đại biểu, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện nay đúng là có nhiều vấn đề về quản lý đất đai, đây chính là yếu kém hiện nay trong quản lý đất đai. Trên thực tế hiện nay vấn đề quản lý theo quy hoạch hoặc các đất công giao cho các đối tượng, như đất chưa sử dụng hoặc đất giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đất giao cho các phường, xã, đất đai giao cho các doanh nghiệp nhà nước.
Bộ trưởng cho biết, trên thực tế hiện nay khâu để quản lý sử dụng hiệu quả đối với loại hình này trước đây rất ưu tiên, trên thực tế quá trình quản lý cũng chưa làm một cách hết sức quyết liệt, do đó cũng chưa đánh giá được toàn bộ nguồn lực này. Việc sử dụng không đúng mục đích hoặc để đất đai lãng phí... Bên cạnh vấn đề vi phạm, hiện nay có nhiều doanh nghiệp khi đầu tư các dự án rất lớn nhưng quá trình năng lực đầu tư lại kém, nên trước luật năm 2013 chưa quy định về năng lực đầu tư, những biện pháp tài chính như đặt các quỹ để đảm bảo cam kết đầu tư. Như vậy, việc nguồn lực nhiều khi chỉ mang tính chất đầu cơ đất đai, đi tìm các nhà đầu tư khác và không đủ năng lực, đây là một thực tế.
Đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng (ảnh: Quochoi.vn) |
Bộ trưởng hoàn toàn đồng tình với đại biểu, và cho rằng việc để tăng cường biện pháp quản lý, biện pháp đối với vấn đề cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, Trung ương và địa phương cần phải sớm xem xét, rà soát lại quỹ đất, sử dụng đất, các quy định hiện hành như thế nào đối với các đối tượng mà Bộ trưởng đã nêu.
Thực tế vừa qua, Hà Nội và 4 địa phương khác đã thu hồi trên 77.000 ha các dự án có quyết định phê duyệt nhưng đầu tư chậm không đạt tiến độ để đất đai lãng phí, sai mục đích, thu hồi lại và đấu giá để lựa chọn các nhà đầu tư khác. Bộ trưởng cho rằng đó là những biện pháp cần thiết và trong thời gian tới vấn đề xác định các tiêu chí, năng lực của các nhà đầu tư, đảm bảo các tiến độ đầu tư hoặc các cơ chế, tài chính đất đai để đảm bảo nhà đầu tư phải thực hiện đã có nhưng chúng ta cần phải làm hết sức nghiêm túc, chặt chẽ, có trách nhiệm rất cụ thể của từng cơ quan quản lý.
Cũng theo đại biểu Phan Viết Lượng, cử tri rất bức xúc trước tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường và gây ô nhiễm môi trường của một số doanh nghiệp trong thời gian qua. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân tình trạng này và giải pháp để kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải của doanh nghiệp, chế tài nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đại biểu đã nêu vấn đề xã hội rất bức xúc hiện nay, đó là vi phạm pháp luật môi trường. Bộ trưởng cho rằng vi phạm này là do chủ trương thu hút đầu tư, năng lực của các doanh nghiệp, trình độ công nghiệp của các doanh nghiệp, đó là nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân thứ hai là năng lực để kiểm tra, giám sát, kiểm soát chưa đầy đủ, trên thực tế riêng ngành tài nguyên, môi trường ở trung ương cũng không kiểm soát hết được các đối tượng mình quản lý.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn (Quochoi.vn) |
Một nguyên nhân nữa là các biện pháp phòng ngừa, do trước đây chưa nhận thức được nên chưa đưa ra được những yêu cầu về giám sát, kiểm soát thường xuyên, trong đó có vấn đề phát hiện của người dân. Trên thực tế các doanh nghiệp này công nghệ không đáp ứng, tiêu chuẩn hiện nay đang yêu cầu cao lên và yêu cầu có những biện pháp để giám sát, thông thường là xả trộm ra môi trường như tình hình bức xúc vừa qua.
Đây là vấn đề cần rút ra bài học trong thời gian sắp tới, biện pháp thứ nhất là từ khâu đánh giá tác động môi trường, đến khâu phân loại các lĩnh vực đầu tư sản xuất để khoanh lại những lĩnh vực tiềm năng ô nhiễm cao và có thể xác định được đâu là những doanh nghiệp cần quan tâm thường xuyên tập trung để quản lý, không quản lý không có đối tượng rõ ràng như hiện nay.
Biện pháp thứ hai là phải áp dụng các biện pháp công nghệ, như hiện nay là yêu cầu đối với những khu vực khó có thể giám sát thường xuyên được thì phải có quan trắc tự động về không khí, nước và các hệ thống đó phải chuyển đến các cơ quan quản lý trực tiếp ở địa phương để giám sát, nếu có phát hiện gì thì chúng ta kịp thời xử lý.
Thứ ba là thanh tra, kiểm tra hiện nay không hiệu quả, thông báo đến thì doanh nghiệp có thể chạy hết công suất của công nghệ xử lý nhưng khi chúng ta về thì ban đêm có thể doanh nghiệp tắt máy... Bộ trưởng cho rằng thanh tra hiện nay cũng cần phải thay đổi để không phải thực hiện thanh tra thường xuyên mà cần thanh tra đột xuất trên cơ sở phát hiện của người dân.
Biện pháp cuối cùng là nếu đánh giá doanh nghiệp vi phạm một vài lần và trên thực tế công nghệ về sản xuất không thể khắc phục được, trong trường hợp đó cần tiến hành yêu cầu đình chỉ hoạt động, trên thực tế chúng ta cũng làm rồi. Tương lai cần phải phân dòng các loại đầu tư và phân dòng từ công nghệ sản xuất mới là chính, sau đó mới quan tâm đến vấn đề giám sát, kiểm soát. Những loại hình thân thiện với môi trường thì chỉ quan tâm tới hậu kiểm, không tập trung quan tâm đến tất cả các loại hình công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31