Quan hệ Việt Nam - Lào: “Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long”

(LĐTĐ) Nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ta Nguyễn Phú Trọng từ ngày 24 - 25/2, Lao động Thủ đô xin tóm tắt một số nét chính mối quan hệ đặc biệt, mẫu mực, thủy chung Việt - Lào suốt gần 6 thập kỷ qua.
quan he viet nam lao tinh sau hon nuoc hong ha cuu long Nỗ lực vun đắp quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào lên tầm cao mới

Mối quan hệ đặc biệt, thắm tình đồng chí

Sinh thời, nói về quan hệ Việt- Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu viết “Việt - Lào hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Nhìn lại gần 60 nămkể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 5/9/1962, mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayson Phomvihan đặt nền móng, và được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước cùng nhân dân hai nước dày công vun đắp, bằng công sức và xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ, bằng sự hy sinh phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Lào.

Theo các chuyên gia, nhà ngoại giao, trong thời gian qua, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào không ngừng phát triển và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể là: Hiếm có với một nước nào trên thế giới mà việc trao đổi đoàn cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước lại được tiến hành thường xuyên như giữa Việt Nam với Lào.

quan he viet nam lao tinh sau hon nuoc hong ha cuu long
Hàng năm Việt Nam đào tạo hàng nghìn sinh viên Lào. ảnh minh họa

Qua các chuyến thăm và gặp gỡ cấp cao, ngoài việc tăng cường sự tin cậy gắn bó lẫn nhau, Lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã đạt được nhiều thoả thuận quan trọng mang tính chiến lược, vừa định hướng cho quan hệ hai nước trong một thời gian dài, vừa kịp thời tháo gỡ những khó khăn, làm cho mối quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả. Sự hợp tác, giao lưu hữu nghị giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương được chủ động tăng cường, mang lại hiệu quả thiết thực.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống, ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ Việt Nam-Lào rất được quan tâm. Điều hết sức có ý nghĩa là hai bên đã hoàn thành và hiện đang phối hợp phổ biến rộng rãi Công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào 1930-2007; phối hợp tổ chức có hiệu quả các sự kiện lớn giữa hai nước, đặc biệt trong Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2017, hai bên đã phối hợp tổ chức hàng trăm hoạt động không chỉ ở tại mỗi nước mà tại cả các cơ quan đại diện của Việt Nam và Lào ở nước ngoài.Thông qua các hoạt động đó, đã góp phần giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân hai nước và tuyên truyền cho bạn bè quốc tế hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ đặc biệt, thuỷ chung, trong sáng Việt-Lào.

Nâng tầm hợp tác kinh tế

Bên cạnh hợp tác chính trị tốt đẹp, hợp tác kinh tế có bước đột phá, Việt Nam tiếp tục là một trong những nước đứng đầu về đầu tư và là đối tác thương mại lớn của Lào. Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Lào phát triển, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Nhiều doanh nghiệp còn làm tốt công tác an sinh xã hội, giúp xây dựng nhiều công trình phúc lợi như trường học, bệnh viện, làm đường… hỗ trợ tốt công tác xoá nghèo, nâng cao dân trí.

Việc kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải đang được đẩy mạnh. Tôi tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, Lào sẽ trở thành trung tâm kết nối, trung chuyển quan trọng ở Đông Nam Á với sự hợp tác của Việt Nam và các nước khác trong khu vực.

Tại chuyến thăm Lào diễn ra từ ngày 24 - 25/2, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Việt Nam và Lào vốn có quan hệ sâu sắc từ lâu đời, nhân dân hai nước kề vai sát cánh, sống chết có nhau, hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa. Trong giai đoạn phát triển mới đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển quan hệ hai nước.

Chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào lần này là chuyến thăm đầu tiên ra nước ngoài trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với việc vun đắp, phát triển mối quan hệ anh em, đồng chí thân thiết giữa hai nước”.

Hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực rất được quan tâm. Hai bên phối hợp triển khai tốt Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020; mỗi năm Việt Nam dành cho Lào 1.000 suất đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Hiện có hơn 14.600 lưu học sinh Lào đang theo học ở Việt Nam và hàng trăm lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học tại Lào.

Hợp tác an ninh-quốc phòng tiếp tục duy trì tốt với mức độ tin cậy cao; hai bên đã hoàn thành toàn bộ Dự án tăng dầy và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào; ký Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam-Lào và Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào. Cùng với hợp tác trong khuôn khổ song phương, tình đoàn kết anh em giữa Việt Nam và Lào còn thể hiện rõ nét tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hiệp quốc, ASEAN, hợp tác tiểu vùng…, đã góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

Vun đắp mối quan hệ mãi xanh tươi

Trong thế giới phát triển đầy biến động và phức tạp hiện nay, bên cạnh những vận hội phát triển, mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức gay gắt từ sự phát triển của bản thân mỗi nước và từ môi trường quốc tế, khu vực. Mặc dù vậy, chúng ta hết sức vui mừng nhận thấy trong các cuộc gặp gỡ tiếp xúc, các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai nước đều thể hiện quyết tâm trước sau như một sẽ làm hết sức mình để làm cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Hai nước đặt ưu tiên cao nhất là cùng phấn đấu tập trung mọi nỗ lực nhằm đưa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào lên tầm cao mới, với phương châm thiết thực và hiệu quả; tiếp tục coi quan hệ giữa hai Đảng là then chốt, thắt chặt quan hệ chính trị, tăng cường tin cậy và gắn bó lẫn nhau, coi đây là một trụ cột định hướng trong tổng thể quan hệ hợp tác, đưa các cơ chế hợp tác hiện có giữa hai Đảng, hai Nhà nước tiếp tục phát huy tốt hiệu quả, tăng cường trao đổi các Đoàn cấp cao, trao đổi các vấn đề lý luận và thực tiễn, học tập kinh nghiệm của nhau trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, trong phát triển kinh tế -xã hội, hội nhập quốc tế; thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển thực chất, hiệu quả để trở thành một trụ cột quan trọng và lâu dài trong quan hệ hai nước; tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả tích cực và giữ vai trò trụ cột trong quan hệ giữa hai nước; tiếp tục đưa hợp tác văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật thu được nhiều kết quả tích cực, giúp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và lâu dài cho sự nghiệp phát triển đất nước, bổ sung những lợi thế cho nhau trong quá trình đổi mới và phát triển; gia tăng quan hệ hữu nghị và hợp tác hiệu quả giữa nhân dân hai nước, nhất là giữa các địa phương có chung đường biên giới, quan hệ giữa các tổ chức nhân dân, xã hội của hai nước không ngừng phát triển.

Cạnh đó, việc giáo dục cho nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống và giá trị của quan hệ Việt-Lào có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và sẽ được hai bên chú trọng đẩy mạnh hơn trong thời gian tới.

H. P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Qua thực hiện sắp xếp đối với 25 đơn vị hành chính cấp huyện, 756 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 – 2025, 37 tỉnh, thành phố giảm được 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị hành chính cấp xã.
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

(LĐTĐ) Ngày 1/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động