Quán cắt tóc giao tiếp bằng giấy đặc biệt nhất Hà Thành
Vietnam Airlines triển khai dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật | |
Người khiếm thính gian nan "vượt cạn" |
Chàng trai được nhắc đến trong câu chuyện trên tên Nguyễn Thái Thành, (SN 1991), quê ở Việt Yên, Bắc Giang. Thành hiện đang sở hữu một quán cắt tóc rất đặc biệt, nếu không nói là “dị”, bởi giao tiếp giữa chủ và khách là những tin nhắn qua điện thoại hoặc mẩu giấy nhỏ với nhau. Nhiều khách "ruột" của tiệm cắt tóc này còn thuộc luôn cả ngôn ngữ ký hiệu, để đưa ra yêu cầu với người chủ tiệm trẻ và các nhân viên.
Khách hàng rất hài lòng, vì khi nào đến quán cũng được Thành tư vấn kiểu tóc nào hợp nhất với khuôn mặt. |
Theo quan sát của phóng viên khi khách bước vào quán sẽ được ông chủ, hoặc nhân viên của cửa hàng đưa cho một tập giấy để viết yêu cầu cắt tóc của mình lên đó. Với những mẫu tóc cầu kỳ, khó hiểu khách sẽ phải miêu tả tỉ mỉ để Thành hiểu rõ. Cũng có nhiều người, trước khi chuẩn bị đến tiệm của Thành họ đã lên mạng tìm mẫu tóc, đến chỉ việc đưa ra để không làm khó ông chủ.
Nhìn tiệm cắt tóc rất đông khách, nhiều người không ngờ rằng để có được thành công như ngày hôm nay Thành đã phải cố gắng và nỗ lực hơn rất nhiều so với người bình thường. Đó là khi Thành cùng chị gái mình đi gõ cửa hàng trăm tiệm cắt tóc ở Hà Nội, nhưng đều nhận được cái lắc đầu từ chối với lời giải thích phũ phàng không nhận người khiếm thính.
Chia sẻ về con đường đến với công việc làm nhà tạo mẫu tóc của mình, Thành vẫn khá xúc động. Cả cuộc nói chuyện của chúng tôi, cũng đều là những trao đổi thông qua trang giấy. Thành kể lại, sau khi lạc lõng và không hòa nhập được với môi trường học tập bình thường với các bạn bè cùng trang lứa ở quê, năm 14 tuổi gia đình quyết định đưa Thành xuống Hà Nội xin học tại Trường dạy trẻ điếc Nhân Chính.
“Cũng chính tại nơi này tôi đã lấy được sự tự tin và không còn thấy cô đơn. Điều đăc biệt là thầy cô và các bạn có thể hiểu được tôi muốn gì, điều đó khiến tôi cảm thấy mình được sống thực sự”, Thành ngậm ngùi viết qua giấy.
Những dòng nhận xét, chia sẻ và động viên của khách hàng dành cho ông chủ khiếm thính. |
Sau 2 năm học tại đây, Thành đã tốt nghiệp lớp ngôn ngữ ký hiệu. Mặc dù gia đình đã hướng cho Thành học nghề nấu ăn và nghề may, nhưng cả hai nghề này Thành đều không thích. Vì thế, nghề nào cũng chỉ học được một thời gian là Thành lại bỏ dở. Sau đó Thành tha thiết xin bố mẹ cho mình đi học tạo mẫu tóc.
Thành nhớ lại: "Nhiều khi nhớ lại những ngày tháng đi học nghề tóc tôi lại ứa nước mắt. Có người còn động viên tôi hãy làm một nghề gì đó thông thường, đơn giản và ít sáng tạo thay vì nghề tạo mẫu tóc nhưng tôi không đồng ý".
Không xin được ở Hà Nội, chị em Thành lại về Bắc Giang. May mắn đã mỉm cười khi chàng trai khiếm thính được nhận vào một quán cắt tóc cho cả nam và nữ. Ban ngày Thành học tại quán, tối về thực hành trên ma nơ canh. Sau đó thì Thành nhờ người thân, bạn bè ra làm mẫu miễn phí. Năm 2008, sau một thời gian học tập ở Bắc Giang, Thành lại xuống Hà Nội xin học vì muốn nâng cao tay nghề. Lúc này Thành xin được vào làm ở một salon tóc trên phố Khâm Thiên.
Vì chịu khó học hỏi, chỉ một thời gian ngắn Thành được chuyển từ thợ phụ lên làm thợ chính và được làm ở những phòng tóc hạng sang. Nhiều khách còn là những người nổi tiếng như ca sĩ Thái Thùy Linh hay á hậu Thụy Vân…đến salon đã yêu cầu đích danh được Thành tạo mẫu.
"Chị Linh thấy mình bị khiếm thính, nói chuyện bằng ký hiệu tay nên ấn tượng lắm, chị ấy đã chọn mình để tạo mẫu tóc. Mỗi lần làm tóc, chị Linh đều khen đẹp khiến mình rất vui và tự tin hơn", Thành vui vẻ viết ra giấy. Không những vậy, hiện tại ca sĩ Thái Thùy Linh cũng rất năng qua lại quán nhỏ của Thành để cắt tóc.
Quán cắt tóc của Thành trong ngõ Văn Chương. |
Vì muốn phong phú về phong cách, nên sau đó Thành vào Nam để học thêm về trang điểm. Cũng trong thời gian này, Thành tham gia cuộc thi ''Đẹp cùng cây cọ vàng'' và đạt giải Triển vọng. Đó là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực không mệt mỏi của chàng trai khiếm thính. Khi đã thực sự tự tin về nghề, Thành đã mở salon tóc của riêng mình.
Hiện tại, salon tóc của Thành đang có 4- 5 nhân viên. Điều đặc biệt những nhân viên đó đều bị khiếm thính như Thành. “Họ cũng là những người kém may mắn như tôi. Nên tôi muốn tạo điều kiện cho những bạn các bạn học nghề và làm việc để tự nuôi sống bản thân mình, cũng như để họ trở thành những người có ích cho xã hội”, ông chủ salon tóc bày tỏ quan điểm.
Chia sẻ về những dự định sắp tới của mình, hiện Thành đang muốn được đi du học về trang điểm và tạo mẫu tóc. Thành cho biết: “Để đạt được ước mơ đó, hiện mình vẫn đang rất cố gắng học tiếng Anh và làm việc hết mình để có tiền hoàn thành được tâm nguyện”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21