Phòng, chống Covid-19: Sợi dây gắn kết tình yêu thương trong mỗi gia đình
Ngay từ khi Việt Nam công bố ca nhiễm bệnh Covid-19 thứ 17 tại Hà Nội, cùng với những cảnh báo liên tiếp từ Bộ Y tế, chính quyền Hà Nội về việc đảm bảo an toàn cho người dân, cũng là thời điểm nhiều người chồng, người vợ đã giảm hẳn thời gian la cà mua sắm, nhậu nhẹt và “tiến thẳng” về nhà khi hết giờ tan ca. Thậm chí, ngay khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã có những chỉ đạo, yêu cầu về việc hạn chế ra đường; đóng cửa tạm thời các cửa hàng kinh doanh không cần thiết…nhiều ông chồng, nhiều bà vợ tạm thời nghỉ việc, ở nhà và lúc đây là quãng thời gian cần thiết để họ nhìn lại mình.
Phòng tránh dịch Covid-19, nhiều ông chồng không còn kiếm cớ ăn nhậu mà về thẳng nhà với gia đình |
Cảm nhận rõ nhất về sự thay đổi của chồng mình trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, chị Thu Uyên (Khương Trung, Thanh Xuân) chia sẻ, bản thân chị là giáo viên nên ngay từ những ngày đầu năm 2020, chị Uyên cùng với rất nhiều giáo viên khác trên cả nước đều chung tình cảnh “thất nghiệp” và ở nhà. Thế nhưng, kể từ khi dịch bệnh diễn ra, điều chị Uyên thấy thay đổi nhiều nhất không phải là công việc, mà chính là người chồng của mình.
Theo chị Uyên, do tính chất công việc là nhân viên kinh doanh, nên trước đây chồng chị thường xuyên đi làm về rất muộn, đó là chưa kể một tuần cũng có đến 3-4 ngày chồng chị Uyên lấy lý do công việc để la cà, rượu bia với đồng nghiệp, đối tác… nhiều khi về nhà, vợ chồng, con cái cũng chả kịp nhìn mặt nhau. Đấy là chưa kể có thời gian, anh đi công tác xa rồi khi trở về lại vùi đầu vào công việc, thậm chí “quên” cả trách nhiệm làm cha, làm chồng.
“Từ khi có dịch, công việc của anh ít hơn, thậm chí thời gian này anh còn phải nghỉ hẳn ở nhà để tránh dịch và đây là thời gian tôi thấy anh thay đổi. Anh có thời gian dành cho vợ, vui đùa cùng con và chia sẻ cùng tôi công việc nhà. Những bữa cơm của gia đình tôi thời gian này cũng đã đầy đủ các thành viên, không còn cảnh úp lồng bàn để nguội lạnh như trước. Chúng tôi vừa ăn vừa theo dõi thời sự ở tivi, xem tin tức về diễn biến của dịch bệnh, rồi cả nhà nhắc nhở nhau hạn chế ra đường, đeo khẩu trang phòng bệnh. Và hơn hết, chúng tôi có những khoảng lặng dành riêng cho nhau. Những lúc ấy tôi thấy hơi ấm của gia đình thật sự, không còn xô bồ, bon chen…”, chị Uyên bộc bạch.
Bữa cơm gia đình đạm bạc, những sẽ ấm cúng hơn khi có đầy đủ các thành viên trong gia đình |
Là đầu bếp tại một nhà hàng lớn tại Khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai), những ngày cả nước và thành phố căng mình chống dịch, anh Sơn và các đồng nghiệp cũng được yêu cầu đóng cửa “ở nhà”. Theo chị Thúy vợ anh Sơn, mặc dù là đầu bếp nhưng vì công việc bận rộn, kể từ khi chồng chị đi làm ở nhà hàng, chị Thúy chưa một lần được chồng nấu cho một bữa cơm đùng chuẩn “gia đình”. Đấy là chưa kể vì công việc bận rộn, các món ăn online luôn được chị lựa chọn. Bởi thế, cái hương vị của gia đình quây quần bên mâm cơm, những cử chỉ, lời nói âm yếu dành cho nhau, đã lâu lắm chị Thúy chưa được cảm nhận.
“Từ khi có dịch, anh Sơn ở nhà nhiều hơn. Ở nhà, mỗi lần thấy tôi chuẩn bị nấu cơm anh lại lăng xăng vào bếp phụ vợ. Lúc thì nhặt rau, khi thì mổ cá, rồi tẩm ướp gia vị…Thậm chí, anh còn tranh giặt quần áo với tôi, rồi phụ tôi chăm sóc con. Đến bữa cơm, cả gia đình lại quây quần bên nhau. Những việc chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng khiến tôi thấy yên tâm và hạnh phúc vô cùng. Đây cũng chính là thời gian vợ chồng được dịp bên nhau, trò chuyện, quan tâm và thấu hiểu nhau hơn. Thay vì lo lắng sợ hãi vì dịch bệnh, vợ chồng tôi sẽ tận dụng những ngày dịch "bất đắc dĩ" này để hâm nóng tình cảm vợ chồng, tình cha con, điều mà lâu nay đã bị lãng quên.
Có thể thấy, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều người dân tỏ ra hoang mang, lo lắng. Nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp, thế nhưng khi có nhiều thời gian hơn dành cho nhau, có một giá trị tích cực mà không thể phủ nhận trong mùa dịch này, chính là ở đâu đó, các thành viên trong mỗi gia đình đã lắng lại lòng mình để nhìn nhận, trân trọng những giá trị cốt lõi của cuộc sống. Sợi dây gắn kết yêu thương cũng được bền vững hơn khi mà họ đã xích lại gần nhau, có trách nhiệm với nhau, sẻ chia yêu thương và cùng nhau gánh vác mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21