Phố Thụy Khuê
Phố Quán Thánh | |
Cổng làng Yên Thái, in đậm dấu xưa |
Trước đây, phố Thụy Khuê là đất của các phường Thụy Chương, Hồ Khẩu, Yên Thái thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận cũ, là vùng làm giấy nổi tiếng Kinh thành. Phường Thụy Chương sau này đổi thành Thụy Khuê, hay người dân quen gọi là Thụy Khê.
Đền Voi Phục thuộc địa phận làng Thụy Khuê cũ. |
Nói đến phố Thụy Khuê, người ta nghĩ ngay đến đất kẻ Bưởi. Bắt đầu phải kể đến làng Thụy Khuê vốn là phường Thụy Chương - một trong 36 phường của kinh thành Thăng Long thời Lê. Đây là nơi có nghề dệt vải và nghề nấu rượu có hương sen nổi tiếng.Qua làng Thụy Khuê là tới Hồ Khẩu, chủ yếu sống bằng nghề làm giấy dó.
Xưa kia người dân Thụy Khuê chủ yếu sống bên phía Hồ Tây. Bên sông Tô Lịch là những ruộng rau, bãi đất bỏ hoang cỏ mọc um tùm. Những năm Pháp chiếm Hà Nội, nơi đây được quy hoạch thành một khu công nghiệp. Đầu phố, sát bên Hồ Tây là một cảng thủy phi cơ có cả xưởng bảo dưỡng, tu sửa.
Tiếp đến là khu vườn ươm chạy dài hơn nửa cây số do Lapho (Laforge) người Pháp làm chủ. Đây là trang trại nghiên cứu các giống cây hoa nhập từ nước ngoài. Giữa làng Thụy Khuê bên sông Tô Lịch là nhà ga sở Xe điện Hà Nội, gần đó là nhà máy giặt, nhà máy thuộc da, sau này có thêm cả một xưởng chuyên làm giày vải...
Phố Thụy Khuê trước đây cũng được coi là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi đào tạo những nhân tài cho đất nước. Trên phố có một ngôi trường nổi tiếng từ thời xa xưa là Trường Chu Văn An trước hay gọi trường Bưởi là ngôi trường với bề dày lịch sử, nơi đào tạo ra rất nhiều thế hệ học sinh xuất sắc, nhiều nhà yêu nước cách mạng đã được nuôi dưỡng trưởng thành ở đây.
Dọc theo con phố này là hàng loạt các công trình kiến trúc như Đền Voi Phục thuộc địa phận làng Thụy Khuê cũ, nơi thờ Uy Linh Lang Đại Vương, một vị hoàng tử thời Lý đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân Tống xâm lược; Đền thờ hai anh em Cống Lễ và Cá Lễ, hai nhân vật truyền thuyết thời Lý có công dẹp giặc giữ nước;chùa Mật Dụng; đền Vệ Quốc; đình Yên Thái... cùng với rất nhiều cổng làng với đôi câu đối hai bên và tên cổng được viết bằng chữ Nho bên trên mang đậm dấu ấn thời gian. Những công trình này là di sản của những ngôi làng đã hình thành bên bờ Nam hồ Tây vốn được biết đến với tên gọi chung là Kẻ Bưởi.
Giữa phố xá ồn ào, tấp nập, Thụy Khuê là con phố hiếm hoi của Hà Nội còn giữ lại những nét cổ, văn hóa truyền thống của thế hệ trước sau rất nhiều quy hoạch của thành phố. Những chiếc cổng làng xưa trên phố Thụy Khuê cũng được tu bổ, cải tạo nhưng vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổng làng xưa. Điều này tạo cho phố Thụy Khuê một không gian làng xã ấm cúng, một nét đẹp rất riêng mà không con phố nào khác ở Hà Nội có được.
T.An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35