Phố đi bộ mới: Nhạt và lộn xộn!
Từ ý tưởng hay
Nếu như tuyến phố đi bộ cũ tại Hàng Đào - Hàng Ngang - Hàng Đường - Đồng Xuân, các quầy hàng được bày giữa đường thì tại sáu tuyến phố mới: Hàng Buồm - Mã Mây - Đào Duy Từ - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện, hàng quán được bán trên vỉa hè, lòng đường trở thành nơi đi bộ. Điều này khiến việc tham quan, khám phá khu phố trở nên thuận lợi hơn.
Đây là khu bảo tồn cấp I của khu phố cổ, nên vừa đi bộ, khách tham quan được dịp tìm hiểu, khám phá nét độc đáo của nhiều kiến trúc cổ như: đền Quán Đế, ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây... Một đoạn phố Tạ Hiện được cải tạo năm 2011, hiện nay đã trở thành một trung tâm ẩm thực đường phố, có những quán bán các món ngon bậc nhất khu phố cổ như: bún bung, bún riêu, cuốn tôm thịt, bún bò Nam Bộ, nem chua rán, phô mai que...
Các khu phố còn lại, tuy mật độ quán ăn không dày đặc bằng, nhưng cũng rất nhiều quán có các món bún, phở, các món nướng... khá nổi tiếng. Ngoài những hộ gia đình có sẵn cửa hàng ăn uống, khi triển khai phố đi bộ, hơn 100 hộ kinh doanh khác được chấp thuận kinh doanh trên vỉa hè. Và điều này tạo nên sức hút mạnh mẽ của khu phố đi bộ mới.
Phố Tạ Hiện kỳ vọng là trung tâm ẩm thực
Mục tiêu của hoạt động trên nhằm phát huy giá trị văn hóa khu phố cổ, đặc biệt là văn hóa ẩm thực. Việc này cũng tạo điều kiện cho các nghệ nhân, các doanh nghiệp, hộ gia đình phát huy nghề ẩm thực truyền thống, góp phần đẩy mạnh pháp triển dịch vụ, thương mại, du lịch của quận Hoàn Kiếm và thành phố Hà Nội.
Để triển khai phố đi bộ, Công ty Cổ phần Đồng Xuân đã lắp thêm 53 đèn cao áp để không gian đi bộ sáng sủa hơn, tăng cường chiếu sáng di tích. Ngoài ra, lực lượng chức năng đã tháo dỡ 412 mái che, mái vẩy của các hộ dân; hơn 100 hộ đã tự nguyện thay các biển quảng cáo với kích thước, mẫu mã phù hợp với không gian phố đi bộ. Nhờ đó, diện mạo của sáu tuyến phố này có nhiều chuyển biến tích cực.
Đến những bất cập
Vấn đề gửi xe tại khu phố cổ từ lâu là một trở ngại khiến cho nhiều người dân rất ngại đến đây. Việc mở thêm các tuyến phố đi bộ lại càng là áp lực với chính quyền địa phương và đặc biệt khách tham quan. Được biết, để phục vụ cho sáu tuyến đi bộ mới, UBND quận Hoàn Kiếm đã cấp phép 7 điểm trông giữ xe với diện tích 648 m2 và quy hoạch thêm các điểm để ngăn chặn tình trạng trông xe tự phát. Giá trông giữ là 5.000 đồng mỗi lượt theo quy định của thành phố. Tuy nhiên, để tiếp cận được với những điểm trông giữ xe này là vô cùng khó khăn bởi không có biển báo quy định, mặt khác do các điểm giữ xe tự phát mọc lên như nấm, thường xuyên chèo kéo, ép khách vào điểm đỗ xe của họ. Mức giá phổ biến là 20.000 – 30.000 đồng/ lượt xe máy.
Tuy là phố đi bộ, nhưng vẫn có tình trạng xe máy, xe đạp điện chạy trên đường, gây nguy hiểm cho du khách. Mặc dù biển báo “Đường cấm các loại phương tiện cơ giới và thô sơ từ 19-24 giờ” được rào chắn cùng lực lượng dân phòng cắm chặn các chốt dẫn vào tuyến phố đi bộ, nhưng trên tuyến phố Hàng Buồm, Hàng Giấy xe máy vẫn vô tư lượn quanh phố, hòa lẫn dòng người đi bộ dưới lòng đường. Một cán bộ trực chốt tại phố Hàng Buồm cho biết: “Anh em bảo vệ rất kiên quyết chặn các phương tiện đi vào phố đi bộ, nhưng do lực lượng mỏng không kiểm soát hết được; hơn nữa hiện chưa có chế tài để xử lý các trường hợp vi phạm nên khó triệt để”.
Hàng quán tràn xuống lòng đường
Theo mục đích ban đầu, đây là các tuyến phố còn lưu giữ nhiều công trình tiêu biểu về văn hóa được xây dựng vào thế kỷ 18 – 19, việc xây dựng tuyến phố đi bộ tạo điều kiện cho khách tham quan được dịp tìm hiểu, khám phá nét độc đáo của nhiều kiến trúc cổ. Tuy nhiên, hầu hết các điểm di tích như đền Bạch Mã, đền Quan Đế, đền Hương Tượng, đình Kim Ngân, đình Đồng Lạc chỉ mở cửa đến 17 giờ, trừ nhà cổ 87 Mã Mây có biểu diễn ca trù thì mở cửa muộn hơn.
Trong khi đó, các phố Mã Mây, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, được kỳ vọng phát triển văn hóa ẩm thực, nhưng thực tế không như mong muốn. Chưa đến 18 giờ, hàng quán, bàn ghế đã ngổn ngang bày dưới lòng đường. Cao điểm lúc 21 giờ, điểm nóng ngã tư Tạ Hiện- Lương Ngọc Quyến thật sự hỗn loạn, xô bồ. Cùng với đó, rác thải vứt xuống lòng đường rất mất vệ sinh. Người đi bộ phải lách đi giữa những hàng bia hơi, ăn uống. Điều này gây mất mỹ quan đô thị một cách nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chân dung phố cổ với những nét tinh tế trong ứng xử, tinh hoa trong ẩm thực…
Ý tưởng hay nếu cách tổ chức cũng như quản lý không đến nơi đến chốn chắc chắc sẽ nhanh chóng lụi tàn. Hy vọng những bất cập trên cần sớm được khắc phục, để khu phố đi bộ mở rộng thực sự xứng đáng với tiềm năng du lịch vốn có.
Phương Linh
Nên xem
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Tin khác
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Giao thông 24/12/2024 08:43
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45