Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông mới:

Phát triển tối đa tiềm năng học sinh

(LĐTĐ) Ở Việt Nam, dạy học phân hoá đã được chú trọng từ lâu. Tuy nhiên, do áp dụng các giải pháp chưa phù hợp nên chưa đem lại hiệu quả. Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới là một chương trình mở, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn nội dung học tập và môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mình.
phat trien toi da tiem nang hoc sinh Khi phụ huynh là người tiếp tay!
phat trien toi da tiem nang hoc sinh Chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo

Có nhiều thay đổi

Dạy học phân hoá là định hướng dạy học phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh. Ở Việt Nam, dạy học phân hoá đã được chú trọng từ lâu. Tuy nhiên, do áp dụng các giải pháp chưa phù hợp nên hiệu quả của việc dạy học phân hoá so với yêu cầu mới còn nhiều hạn chế, bất cập.

Trong chương trình GDPT hiện hành, dạy học phân hoá chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức phân ban kết hợp với tự chọn ở cấp THPT. Theo hình thức phân ban, chương trình chia thành 3 ban: Ban cơ bản, Ban khoa học tự nhiên và Ban khoa học xã hội. Trên thực tế, do đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia chỉ giới hạn trong phạm vi sách giáo khoa Ban cơ bản nên hầu hết học sinh THPT đều chọn Ban cơ bản. Việc dạy học phân hoá chỉ được thực hiện trong thời gian học các môn tự chọn, chủ yếu phục vụ cho kì thi THPT quốc gia. Có thể nói, chương trình GDPT hiện hành của Việt Nam có nội dung giáo dục gần như đồng nhất đối với mọi học sinh.

phat trien toi da tiem nang hoc sinh
Dạy học phân hoá đòi hỏi giáo viên có trình độ chuyên môn và sư phạm cao

Chương trình GDPT mới vừa được ban hành được kỳ vọng sẽ giải quyết tốt nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có vấn đề dạy học phân hóa. Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên chương trình GDPT mới, chương trình GDPT mới chú trọng cả hình thức phân hoá trong (phân hoá vi mô) và phân hoá ngoài (phân hoá vĩ mô). Cụ thể: Phân hoá trong thể hiện chủ yếu qua định hướng về phương pháp giáo dục, nhấn mạnh tính tích cực hoá hoạt động của người học, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân và qua định hướng về đánh giá kết quả giáo dục, nhấn mạnh bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh. Phân hoá ngoài thể hiện ở các môn học tự chọn, các chủ đề, chuyên đề học tậplựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp.

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện giáo dục toàn diện và tích hợp, chương trình GDPT mới thiết kế một số môn học và hoạt động giáo dục theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những học phần hoặc chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương), học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của mình.

Các môn học lựa chọn được chia thành 3 nhóm môn: Nhóm môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật), nhóm môn khoa học tự nhiên (Vật lí, Hoá học, Sinh học), nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Mỗi học sinh được chọn 5 môn trong 3 nhóm môn này với điều kiện ở mỗi nhóm môn phải chọn ít nhất một môn. Ngoài ra, mỗi năm học, học sinh chọn học chuyên đề học tập của 3 môn bất kì, mỗi môn 3 chuyên đề với tổng số tiết chuyên đề cho mỗi môn là 35 tiết/năm học. Với hệ thống chuyên đề này, học sinh có được cơ hội học sâu một số nội dung chuyên môn nâng cao, phù hợp với những ngành nghề mà học sinh định theo đuổi trong tương lai.

Những thách thức đặt ra

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, việc dạy học phân hóa theo Chương trình GDPT mới có nhiều thuận lợi những cũng gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn như: Việc cho học sinh được lựa 5 môn học trong số 9 môn học, thay vì phải học tất cả các môn như quy định của chương trình hiện hành tuy giảm bớt gánh nặng học hành cho học sinh nhưng sẽ gây ra một số khó khăn ban đầu cho nhà trường trong việc triển khai kế hoạch giáo dục. Cách thức sắp xếp lớp học có thể sẽ không theo lớp học cố định như lâu nay. Do việc lựa chọn môn học của học sinh có thể thay đổi hằng năm nên nhu cầu giáo viên các môn học cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngoài ra, hệ thống chuyên đề của ba môn cũng đòi hỏi nhà trường phải có những cách thức sắp xếp lớp học linh hoạt và hiệu quả.

Ngoài ra, yêu cầu phân hoá trong đòi hỏi phải giảm sĩ số trong một lớp học để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, từ đó có biện pháp hỗ trợ phù hợp với từng học sinh. Yêu cầu phân hoá ngoài đòi hỏi nhà trường phải tăng số phòng học để sắp xếp lớp học một cách linh hoạt cho các môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập. “Dạy học phân hoá đòi hỏi giáo viên có trình độ chuyên môn và sư phạm cao, thực sự hiểu học sinh để có sự hỗ trợ, hướng dẫn phù hợp đối với mỗi học sinh. Đây là thách thức không nhỏ đối với đội ngũ giáo viên hiện nay” - Tổng Chủ biên chương trình GDPT mới nhấn mạnh.

Để khắc phục những khó khăn này, theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, việc sắp xếp lớp học linh hoạt theo cách thức mới chỉ là khó khăn ngắn hạn. Sau một thời gian triển khai chương trình mới, các trường sẽ quen dần. Chương trình tổng thể đã quy định: “Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Đối với những môn học và chuyên đề học tập mà trường học sinh đang theo học không có điều kiện tổ chức dạy, học sinh có thể đăng kí học ở một cơ sở giáo dục khác.” Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu lựa chọn môn học của học sinh còn phụ thuộc vào điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường. Để đáp ứng nhu cầu lựa chọn môn học của học sinh trong điều kiện còn hạn chế của các trường phổ thông công lập hiện nay, các trường phổ thông, trường văn hoá, nghệ thuật và các câu lạc bộ thể thao trên cùng một địa bàn có thể liên kết trong việc trao đổi giáo viên hoặc tiếp nhận học sinh để thực hiện kế hoạch giáo dục.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018, trong đó giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành và Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp hành động đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Chỉ thị yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học, cấp học; chủ động xây dựng kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ và phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Điều chỉnh, sắp xếp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới. Bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép có hiệu quả và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án; huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới.

Bên cạnh đó, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng giao trách nhiệm cho Bộ GD&ĐT xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông; rà soát, đánh giá năng lực của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục theo chuẩn; phát triển các khoá, tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lí giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục trong cả nước.

Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên; xây dựng chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm; đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên chủ động phối hợp với các địa phương để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. “Việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là giải pháp để thực hiện thành công Chương trình GDPT mới” – GS.TS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 đến 1/5/2024), ngành Du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

(LĐTĐ) Trong hai ngày 3 - 4/5, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 80mm.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.

Tin khác

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 đến 1/5/2024), ngành Du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.
Tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm kịp thời hướng dẫn, tiếp nhận và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh liên quan đến việc đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh.
Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa ba môn thi của kỳ thi này.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
5 ngày nghỉ lễ, gần 2.000 người cấp cứu vì tai nạn giao thông

5 ngày nghỉ lễ, gần 2.000 người cấp cứu vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ ngày 27/4 đến 1/5/2024), đã có gần 8.000 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú; tổng số bệnh nhân khám cấp cứu, tai nạn giao thông là 1.990 người.
Xem thêm
Phiên bản di động