Phát hiện kịp thời bệnh nhi mắc ung thư máu thể hiếm
Bệnh nhi trước và sau phẫu thuật
Ngày 26/4/2014, cháu H.Đ.M được nhập viện do có khối u vùng thái dương 2 bên. Theo người nhà kể lại, từ tháng 4/2014, khi trẻ có triệu chứng sốt, viêm họng kéo dài, sau đó sưng vùng thái dương trái, trẻ đã đi khám và điều trị kháng sinh nhưng không đỡ. 1 tuần sau khi có u vùng thái dương trái, trẻ xuất hiện thêm các biểu hiện như: thái dương phải cũng nổi u, phì đại lợi, mắt lồi to. Trẻ được chuyển đến khám chuyên khoa Ung bướu của Bệnh viện Nhi Trung ương.
Xác định đây là trường hợp bệnh nặng, hiếm gặp, nhóm các chuyên khoa chẩn đoán bệnh Ung thư của bệnh viện đã khẩn trương làm xét nghiệm máu, tủy đồ, miễn dịch tế bào tủy xương, chụp cộng hưởng từ sọ não, siêu âm bụng… Sau 1 ngày, bệnh nhi được chẩn đoán là bạch cầu cấp dòng lympho L3 có thâm nhiễm thần kinh trung ương, thận 2 bên (U lympho Burkitt’s). Mặc dù bệnh nhân nhập viện trong đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5 nhưng khoa đã khẩn trương điều trị hóa chất theo phác đồ, vì nếu để chậm, bệnh ung thư tiến triển nhanh, có thể cháu M sẽ không qua khỏi. May mắn, sau khi điều trị hóa chất 2 ngày, trẻ có tiến triển tốt, khối u nhỏ dần và hết, hết lồi mắt và thâm nhiễm lợi, không có biến chứng nặng. Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn cần tiếp tục truyền hóa chất 6 đợt nữa và theo dõi thêm.
Theo TS.BS Bùi Ngọc Lan – trưởng khoa Ung bướu, bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là căn bệnh ung thư gặp nhiều nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 30% bệnh nhân ung thư. Nhưng bạch cầu cấp dòng lympho L3 chỉ chiếm 1-5% tổng số bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho. Bệnh tiến triển nhanh, nặng, có thể tử vong trước khi điều trị. Cũng giống như những căn bệnh ung thư khác, kết quả việc điều trị bệnh ung thư máu ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện ra bệnh. Trẻ được phát hiện bệnh càng sớm thì càng có nhiều cơ hội điều trị. Tuy nhiên việc phát hiện bệnh sớm không hề đơn giản đối với gia đình người bệnh cũng như chính các bác sĩ. Do vậy, TS.BS Ngọc Lan khuyến cáo, cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc sức khỏe của con em mình. Khi có các biểu hiện bất thường như nổi u, hạch, da xanh, xuất huyết, đau xương, sốt dai dẳng, điều trị các nhiễm khuẩn thông thường mà không cải thiện, trẻ cần được làm các xét nghiệm và khám tại cơ sở y tế chuyên sâu để tìm các bệnh hiếm gặp.
Khánh Chi
Nên xem
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập
Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52