Phập phồng với giá xăng
Giá xăng tăng 1.600 đồng/lít từ 15 giờ chiều nay |
Theo chu kỳ 15 ngày điều hành giá xăng dầu quy định tại Nghị định 83, giá bán lẻ mặt hàng nhiên liệu thiết yếu này lẽ ra đã được điều chỉnh từ ngày 28-4, song do rơi vào kỳ nghỉ lễ nên cơ quan điều hành đã quyết định lùi lại. Theo một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, họ phải chịu lỗ tới gần 3.000 đồng/lít xăng. Nếu tính cả việc trích quỹ bình ổn 991 đồng/lít, mức lỗ vẫn còn trên 2.000 đồng/lít. Nói cách khác, xăng dầu đã phải chịu áp lực tăng giá với mức điều chỉnh có thể nói còn “sốc” hơn so với mức tăng 1.600 đồng mỗi lít xăng vào ngày 16-3 vừa qua.
Thực ra, trong một nền kinh tế thị trường, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng, dù là thiết yếu và nhạy cảm như xăng dầu, cũng là chuyện rất bình thường. Song, mỗi lần tới chu kỳ điều hành giá xăng dầu ở nước ta lại khiến dư luận bàn tán, đoán già đoán non mức độ điều chỉnh. Đó là thực tế kể từ khi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ tháng 11-2014 với quy định mỗi chu kỳ điều hành giá mặt hàng nhiên liệu là 15 ngày. Cứ sau 15 ngày, tới chu kỳ điều hành giá xăng dầu là dư luận lại phải phấp phỏng với giá cả mặt hàng này.
Sự quan tâm tới giá xăng dầu tại nước ta không hẳn chỉ bởi đây là mặt hàng nhiên liệu thiết yếu tới cả nền sản xuất và đời sống của người dân. Điều mà dư luận cũng như người tiêu dùng quan tâm nhất mỗi lần điều chỉnh giá xăng là tăng hay giảm như vậy đã hợp lý hay chưa, theo sát giá cả thế giới hay không, chứ không phải là tăng, giảm nhiều hay ít. Nói cách khác là giá xăng dầu vốn vẫn nằm trong tay doanh nghiệp giữ vai trò chi phối thị trường cả nước chưa tạo sự tin tưởng về tính minh bạch cho người tiêu dùng. Nói cách khác, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lo giá mặt hàng này trước hết là vì lợi ích của doanh nghiệp, chứ không phải của cả nền kinh tế và hàng chục triệu người tiêu dùng.
Mối quan tâm khác với giá xăng dầu là công tác quản lý và điều hành giá. Mỗi khi xăng dầu tăng giá, nhất là tăng mạnh như lần này, thường tạo ra hiệu ứng tâm lý tăng giá khiến nhiều mặt hàng khác “té nước theo mưa”. Trong khi đó, sau khi đã tăng giá với lý do “giá xăng dầu tăng”, mà điển hình là giá cước vận tải, thì giá cả các mặt hàng này lại chẳng chịu hạ tương ứng khi giá xăng dầu giảm. Sự “bó tay” của cơ quan quản lý như với giá cước vận tải thời gian qua đã đẩy người tiêu dùng ra “chịu trận” với mặt bằng giá cả mới.
Chừng nào còn chưa thực sự minh bạch giá xăng dầu và chưa quản lý giá hiệu quả thì xem ra chừng đó, con tim của người tiêu dùng còn phải phập phồng với giá xăng dầu.
Theo Phạm Dương/Người Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 24/12/2024 17:53
Thành ủy Hà Nội họp về tổ chức bộ máy, biên chế
Chỉ đạo - Điều hành 24/12/2024 16:29
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12