Ông giáo 82 tuổi đến bãi rác tìm học sinh dạy học miễn phí

Nhờ lớp học tình thương của ông giáo hơn 80 tuổi này, nhiều em nhỏ lang thang cơ nhỡ đã được học cái chữ, kiếm được công việc ổn định nuôi sống bản thân.

Thầy Trà (ngoài cũng bên phải) cùng những em học sinh trong lớp học hướng thiện.

Hơn 20 năm qua nhiều người dân Hà Nội dường như đã quá quen với hình ảnh lớp lớp những đứa trẻ nghèo, khuyết tật, lang thang cơ nhỡ trên địa bàn cứ sáng thứ bảy, chủ nhật hàng tuần lại đến nhà ông giáo Nguyễn Trà (82 tuổi) ở 78B tổ 23B phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội) để học chữ.

Cũng từ lớp học nhỏ bé này mà nhiều em học sinh nghèo đã thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, học nghề… và đã có công ăn việc làm ổn định.

Đến bãi rác để tìm học sinh

Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học nên ngay từ nhỏ ông giáo Trà đã được gia đình rèn giũa, cho ăn học tử tế. Tốt nghiệp trường Bưởi, năm 1954 ông thi đỗ vào đại học trở thành sinh viên khóa đầu tiên của đại học Sư phạm Hà Nội.

Tốt nghiệp ra trường thầy giáo Trà xin về giảng dạy ở trường THPT Lê Quý Đôn. Năm 1992 nghỉ hưu, thầy về nhà mở lớp học hướng thiện để dạy học cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật. Lúc đầu lớp có tên là lớp học tình thương nhưng sau này thầy Trà đổi thành lớp học hướng thiện.

Ý định mở lớp đã có rồi nhưng làm sao để những đứa trẻ nghèo, lang thang biết để đến học vậy là thầy bắt đầu đi tìm. Đầu tiên là những đứa trẻ hàng xóm sau rồi sang các khu nhà trọ, sau nữa thầy nhờ Hội Khuyến học giới thiệu, đến các chợ lao động, các bãi rác tập trung nhiều người nghèo mưu sinh gặp ai thầy cũng nhắn nhủ họ cho con đến nhà mình học.

Trẻ cứ thế đến với thầy ngày một đông, nhà chật không có đủ chỗ ngồi thầy Trà mang bảng ra sân rồi căng bạt che nắng để dạy học, vì các em chủ yếu là học sinh nghèo nên sách vở, bút giấy đều do thầy Trà trích tiền lương hưu ra mua.

Ngày đầu tiên mở lớp với những cô cậu học trò sáng theo mẹ đi nhặt ve chai, tối đi bán hàng rong được đến lớp cũng chỉ mong biết đọc, biết viết vì muốn học lên cao gia đình cũng không có điều kiện. Biết rõ hoàn cảnh các em như vậy thầy Trà còn bỏ cả tiền túi ra đóng học phí để nhiều em được đến trường.

“Người ta bảo tôi khùng, già rồi không biết hưởng thụ lại ôm rơm cho nặng bụng nhưng tôi kệ. Ai nói gì thì nói miễn sao mình giúp ngày càng nhiều em được đến trường thì càng tốt”, thầy Trà chia sẻ.

Lớp học đơn sơ chỉ có một cái bảng gỗ đã cũ, chục bộ bàn ghế nhựa. Học sinh thì đủ mọi lứa tuổi nhưng lại rất nghiêm túc. Lúc thầy giảng bài những đứa trẻ ngồi chăm chú như nuốt lấy từng con chữ, trên bảng ông giáo gầy gò đã ngoài 80 tuổi tóc bạc, nhưng vẫn say mê truyền đạt kiến thức đến những đứa trẻ.

Phút nghỉ ngơi của thầy bên con cháu.

“Vì trong lớp có nhiều độ tuổi khác nhau, học khối lớp khác nhau nên ngoài những kiến thức chung phải bố trí cho các em ngồi theo nhóm riêng để tiện học tập.

Mỗi cháu một hoàn cảnh, cháu thì mồ côi bố mẹ, cháu thì bố mẹ nghiện ngập, cháu lại mắc bệnh hiểm nghèo nhưng được cái cháu nào cũng chăm học. Nhiều lúc đang dạy nhìn các cháu mà chảy nước mắt”, thầy Trà chia sẻ.

Nói rồi thầy kể tiếp: tội nhất là cháu D, bố mất vì nghiện ngập, mẹ mất bị bệnh hiểm nghèo, mới 10 tuổi cháu đã phải bỏ học về sống với bà ngoại, tôi sang nhà vận động rồi đưa về dạy dỗ, sau đó vận động bạn bè hỗ trợ để cháu tiếp tục đến lớp vậy mà bây giờ cháu gần tốt nghiệp cấp 3 rồi. May mắn là cháu mạnh khỏe và học rất giỏi. Cái quan trọng là luôn nuôi dưỡng ý chí cho các em và hướng các em đến một cuộc sống tốt đẹp.

“Thầy Trà là người đã giúp đỡ cho em được đi học trở lại, nhờ thầy kèm cặp, dạy dỗ mà năm nào em cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Em sẽ cố gắng học thật giỏi thi đỗ vào đại học để không phụ lòng mong mỏi của thầy, sau này có điều kiện để mở lớp học như thầy giúp những em có hoàn cảnh như em đều được đến lớp”, D tâm sự.

Sáng thứ bảy, chủ nhật hàng tuần những đứa trẻ nghèo lại ào ào kéo đến nhà thầy Trà, đứa sà vào lòng thầy khoe tuần vừa rồi con được nhiều điểm 10, đứa khoe rằng con được cô giáo khen vì giải được nhiều bài toán khó, thầy Trà bảo đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của mình. “Các cháu ấy vừa sinh ra đã thiếu thốn đủ thứ, mình có chút kiến thức, kinh nghiệm thì nên bày lại cho các cháu, biết đâu sau này tương lai các cháu sẽ tốt đẹp hơn”, thầy Trà chia sẻ.

Cả đời vì sự học

Suốt hơn 20 năm mở lớp, thầy Trà không còn nhớ nổi mình đã dạy chữ cho bao nhiêu em học sinh nghèo, giúp đỡ bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn, chỉ biết rằng giờ sức đã yếu, tóc đã bạc nhưng hàng tuần thầy vẫn đều đặn đón học sinh nghèo đến nhà học tập. Nhiều người đi xuất khẩu lao động không có tiền đến trung tâm học ngoại ngữ còn được thầy nhận dạy tiếng Anh, Pháp, Đức miễn phí.

Nở nụ cười nhân hậu, thầy Trà kể, em Nguyễn Thị Thanh là trường hợp đặc biệt nhất, bố mất sớm, mẹ bệnh nặng nên không được đến trường, biết tin thầy Trà mở lớp hướng thiện Thanh chạy đến gặp thầy xin vào học.

Nghe trò kể về hoàn cảnh gia đình ông giáo Trà rơi nước mắt lấy tiền đưa cho Thanh về đưa mẹ đi viện điều trị và lo cho em ăn học. Kể về cô học trò tội nghiệp này, thầy Trà phấn khởi: “Em ấy nghèo nhưng học rất giỏi và rất biết vượt lên số phận, mới đó mà giờ đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội ra đi dạy rồi”.

Cũng nhờ lớp học đó của thầy giáo Trà mà này nhiều em sinh ra trong những xóm trọ nghèo biết đến con chữ. Thầy Trà tâm sự: “Mỗi lúc nghe tin học sinh đậu vào đại học, trường nghề, có em đến báo xin được việc làm tôi vui đến rơi nước mắt, nhìn thấy các em trưởng thành càng tiếp cho tôi thêm nhiều động lực để tiếp tục dạy học.

Chỉ cần còn có sức để đứng lớp tôi sẽ tiếp tục tìm và nhận các em về để dạy. Điều tôi mong mỏi nhất là trên đời này không có đứa trẻ nào vì hoàn cảnh nghèo khó mà phải bỏ học”.

Việc làm của thầy được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ các con. Sau giờ lên lớp giảng dạy các con thầy lại về nhà phụ giúp bố kèm cặp các em học sinh trong lớp hướng thiện.

Nhiều học sinh của thầy giờ đã tốt nghiệp đại học cũng đến phụ giúp thầy. Đã ở tuổi 82 nhưng thầy vẫn rất hăng say dạy học và nhiệt tình tham gia vào Hội khuyến học của phường, của quận.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Kim Ngân - Phó Chủ tịch UBND phường Phương Liên cho biết, nhờ lớp học của thầy Trà mà số phận nhiều trẻ em nghèo đã được thay đổi và trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội.

“Việc làm của thầy Trà rất đáng trân trọng, dù tuổi đã cao nhưng thầy vẫn rất hăng say với công việc dạy học và đóng góp rất nhiều cho phong trào khuyến học ở địa phương. Thầy là tấm gương sáng để chúng ta học tập và mong rằng ngày sẽ có thêm nhiều lớp học hướng thiện như lớp học của thầy Trà để giúp đỡ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.

Theo An ninh Thủ đô

 

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 4/11, Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và một số nội dung khác.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

(LĐTĐ) Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana; thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba.
Xem thêm
Phiên bản di động