Ông đồ và thú xin chữ

Những năm gần đây, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, nhiều gia đình đã có thói quen tìm chọn mua những câu đối đỏ, những bức thư pháp treo trong nhà để cầu an, cầu lộc. Đấy là tín hiệu đáng mừng để tìm về một giá trị văn hóa truyền thống của thế hệ người Việt đương thời.
ong do va thu xin chu Xếp hàng xin chữ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Người Việt từ xưa đã có truyền thống thờ chữ, rước chữ, chơi chữ và xin chữ. Những tấm hoành phi, câu đối trong đình chùa, miếu mạo hay trong mỗi gia đình được đặt ở những nơi trang trọng và linh thiêng nhất. Và việc xin chữ ngày Tết, không phải là đơn giản như chúng ta thường nghĩ mà đó là điều thiêng liêng, một việc quan trọng của gia đình. Chữ xin cũng tùy theo nguyện vọng của từng người, trong năm mới người ta cầu mong điều gì nhất thì người ta xin, người cầu tài lộc thì xin chữ tài chữ lộc, người cầu con cái xin chữ phúc, người cầu sức khỏe sống lâu xin chữ thọ…

ong do va thu xin chu

Người xin chữ cũng có dăm bảy loại. Người biết thì đến xin chữ của một bậc trí giả túc nho nào đó, và những bậc trí giả này, không bao giờ làm cái chuyện “bày mực tàu giấy đỏ bên phố đông người qua”, vì họ cho rằng như vậy là thấp kém và coi thường chữ thánh hiền. Đối với những người này, không phải ai đến thỉnh chữ mà họ cũng cho và mỗi khi cho chữ thường họ phải suy nghĩ về nội dung một cách kỹ lưỡng.

Còn một số người thì Tết đến thường tìm những ông đồ hay ngồi ở đường, trước cổng đình chùa để mua chữ. Ai cũng muốn mua cho mình vài chữ để làm cho ngày tết thêm màu sắc và hương vị.

Ngày nay, cuộc sống kinh tế xã hội không ngừng phát triển nên muốn tìm lại nguyên hình những ông đồ xưa chỉ còn là trong hoài niệm. Tuy nhiên, giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vẫn còn tiềm ẩn và luôn được nâng niu, giữ gìn. Những năm gần đây, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, nhiều gia đình đã chú ý chọn mua những câu đối đỏ, những bức thư pháp treo trong nhà để cầu an, cầu lộc. Thỉnh thoảng, bên hè phố chúng ta vẫn gặp những thanh niên trong trang phục áo the, khăn đóng hay những ông đồ nho thảo những nét bút “Phượng múa rồng bay” trên giấy điều đỏ thắm.

Những ông đồ ngày nay cũng không được như trước đây, tuy nhiên văn hóa Ông Đồ cho chữ ngày Tết vẫn chưa bao giờ cũ. Khu phố Ông Đồ cũng có sự thay đổi, bên cạnh những bậc “cao niên” thì cũng đã xuất hiện rất nhiều “ông đồ” với tuổi đời còn rất trẻ, thậm chí có ông đồ chỉ ở độ tuổi đôi mươi. Bên cạnh viết chữ Hán, chữ Nôm thì các ông đồ ngày nay còn viết cả chữ quốc ngữ.

ong do va thu xin chu
Tấp nập mua chữ ở phố ông đồ Văn Miếu - Hà Nội ngày xuân.

Đối tượng đến với phố ông đồ ngày Tết cũng phong phú và đa dạng hơn, tuy nhiên những tinh hoa xưa về cơ bản vẫn được lưu truyền. Ngày nay, mỗi lần đến với phố ông đồ, du khách sẽ nhìn thấy sự rực rỡ các màu sắc, đủ các kích cỡ của thư pháp, dọc tuyến phố có rất đông du khách trong và ngoài nước ngắm nhìn, chụp ảnh về không gian của phố chợ ông đồ, xem các ông đồ thể hiện tài năng. Các ông đồ có nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng chỗ các ông đồ già mặc áo the, đầu đội khăn xếp, viết chữ nghĩa vuông vắn, mực thước thường có đông du khách ngồi xem cách thể hiện, du khách vừa xem vừa nghe các cụ giảng giải về nội dung các chữ, cách viết, cách mài mực, viết làm sao cho chữ đẹp không bị nhoè, không bị chảy mực, giới thiệu về lịch sử của chữ nho, cũng như dấu ấn của một thời thi cử có mang theo lều chõng của các sĩ tử trong lịch sử. Khác với những ông đồ già, có một số ông đồ trẻ đầu cũng đội khăn, mặc áo nhiễu sặc sỡ in chữ thọ để tạo thêm dáng vẻ của một nhà nho.

Một điều khác biệt nữa so với ngày xưa đó là, theo truyền thống của người xưa, chữ Thánh hiền với các bậc Nho gia chỉ để cho hoặc tặng chứ không để bán, tuy nhiên, với sự ảnh hưởng của trào lưu hội nhập thì hầu hết các tác phẩm thư pháp đều được bán. Thông thường, thư pháp tiếng Việt thường không đắt hàng bằng thư pháp chữ Nho, đặc biệt là những bức thư pháp chữ Nho do những nhà thư pháp nổi tiếng viết nên.

Dù phát triển như vậy, song không phải ông đồ nào cũng am hiểu về thư pháp. Việc một số ông đồ chưa thực sự có đủ trình độ về học thuật cũng như sự thiếu am tường về văn hóa, thiếu hụt về sự am hiểu tinh hoa của nghệ thuật đã khiến trước mỗi dịp Tết đến, các ông đồ phải thi sát hạch để kiểm tra trình độ, và chỉ những ông đồ đạt tiêu chuẩn mới được tham dự ngày hội thư pháp đầu xuân. Và trên thực tế ở cuộc thi này đã có một số ông đồ bị loại vì chưa đủ trình độ và sự am tường về nghệ thuật thư pháp.

Mặc dù vậy, nhìn chung, phố chợ ông đồ ở ven tường Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày Tết vẫn là một nét đẹp của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Đây vẫn thực sự là điểm hẹn cho các nhà nho cũng như những người yêu mến nghệ thuật thư pháp có thể hội tụ để giao lưu, học hỏi, nâng cao những giá trị thẩm mỹ. Thư pháp ngày Xuân làm thêm vui cảnh quan phố phường, bên cạnh đó, phố chợ Ông Đồ cũng là điểm nhấn của du lịch Thủ đô đối với du khách gần xa trong những dịp xuân về.

Song Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động