Nông thôn mới là người dân ngày càng phải giàu lên
Đâu là “nút thắt” lớn nhất trong xây dựng nông thôn mới? | |
Nỗ lực từ sức dân trong xây dựng nông thôn mới | |
Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Sức bật trong xây dựng nông thôn mới |
Toàn cảnh Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh QH |
Đâu là nút thắt trong xây dựng nông thôn mới?
Báo cáo tại Phiên chất vấn về một số nội dung liên quan đến chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau hơn 9 năm cả nước đã xây dựng mới và nâng cấp được trên 206.743 km đường giao thông, nâng tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa lên 68,7%; có trên 97% số xã có đường giao thông từ trụ sở xã đến Ủy ban nhân dân huyện được cứng hóa; gần 80% số xã đã trải nhựa, bê tông đường ngõ xóm.
Công nghiệp, dịch vụ nông thôn đã và đang trở thành giải pháp quan trọng tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn (tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 49,5% năm 2010 xuống còn 37,7% năm 2018). Thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn năm 2018 đạt khoảng 35,88 triệu đồng, tăng 2,78 lần so với năm 2010; khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị giảm từ 2,1 lần năm 2010 xuống còn 1,8 lần năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm còn 6,5%...
Tại Phiên chất vấn, đa số đại biểu tán thành với những kết quả nổi bật đạt được, tuy nhiên các đại biểu cho rằng sự chỉ đạo còn chưa đồng bộ, có lúc, có nơi cấp ủy, chính quyền chưa sát sao, chưa quyết liệt, chưa sát dân, chưa sát cơ sở, công tác dân vận chưa tốt.
Chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng miền còn thể hiện rõ, cho thấy sự phân bổ nguồn lực, phương thức chỉ đạo, cách thức huy động nguồn lực chưa phù hợp, hiệu quả; mặt trái của kinh tế thị trường đã có những tác động không nhỏ đến đời sống của người dân nông thôn; môi trường ngày càng là vấn đề bức xúc, rác thải không được xử lý, các nguồn nước bị ô nhiễm…
Cụ thể, đại biểu Phạm Văn Tuân (đoàn Thái Bình), cho rằng thời gian qua việc thực hiện Chương trình nông thôn mới mới chủ yếu xây dựng các thiết chế, hạ tầng kinh tế - xã hội chưa thực sự có sự chuyển biến trong nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế về vấn đề môi trường và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn. Do đó, với trách nhiệm của Bộ chủ quản, đại biểu đề nghị Bộ trưởng chỉ ra giải pháp để khắc phục những vấn đề về ô nhiễm môi trường?.
Xây dựng nông thôn mới là để thực hiện chính sách tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân), bên cạnh việc phát triển hệ thống điện, đường, trường, trạm, điều quan trọng làm thế nào chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp để người nông dân làm giàu ngay chính mảnh đất của mình thay vì làm giàu từ việc xuất khẩu lao động như một số địa phương... Một số đại biểu nêu quan điểm. |
Cũng quan tâm vấn đề này, đại biểu Bùi Thanh Tùng (đoàn Hải Phòng) đề nghị Bộ trưởng nêu vấn đề sau 10 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới, đâu là nút thắt khó khăn lớn nhất trong vấn đề này, nhất là các xã vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn? Và đâu là giải pháp để các xã đã về đích rồi thì duy trì được kết quả đạt được?.
Giải đáp chất vấn của đại biểu Phạm Văn Tuân, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, bên cạnh những thành quả đạt được rất toàn diện, bứt phá, vượt bậc thì vẫn còn những tồn tại của Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới như đời sống của người dân cũng chưa được nâng lên so với yêu cầu thực tế; thu gom, xử lý rác thải của một số xã chưa đạt chỉ tiêu; môi trường sản xuất cũng chưa được nâng cao, có tình trạng người dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp; hình thành sản xuất chuỗi chưa thành phổ biến.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ rõ, vấn đề tới đây phải tháo nút thắt như nào? ứng dụng khoa học công nghệ như thế nào? liên kết thành hợp tác xã ra sao? sẽ là các vấn đề cần quan tâm chỉ đạo. Trả lời các vấn đề mà đại biểu Bùi Thanh Tùng quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng các vùng miền núi, hải đảo, vùng biên giới là những vùng nút thắt khó khăn trong vấn đề xây dựng nông thôn mới từ chỉ đạo, nguồn lực, đến tổ chức xây dựng nông thôn mới. Riêng khu vực này đang là điểm đạt tỷ lệ kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới rất yếu, nguồn lực nhà nước cũng chỉ có hơn 10 %.
“Những nơi thuận lợi đã đạt được rồi thì bây giờ sẽ tập trung vào những vùng còn khó khăn. Nhưng giải pháp quan trọng nhất ở đây là bản thân người dân ở những nơi đây phải có ý thức tự vươn lên, ý thức thoát nghèo, đây mới là sức mạnh lâu bền, cốt lõi, đồng lòng cùng với sự chỉ đạo, quan tâm của Đảng, Nhà nước”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Ngoài ra, về giải pháp khắc phục trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ rõ, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, trong đó, chú trọng nâng cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới; hoàn thiện khung khổ pháp luật...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn. |
Vẫn còn nguy cơ “được mùa mất giá”
Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải (đoàn Tiền Giang) cho biết, chủ trương gắn sản xuất nông nghiệp với thị trường tiêu thụ nông sản là rất đúng đắn, tuy nhiên, ý kiến của cử tri cho rằng, nhiều năm qua công tác này chưa được triển khai tích cực.
Việc gắn kết các liên kết trong tổ chức chuỗi giá trị sản xuất không bền vững, chủ yếu là các doanh nghiệp trung gian, người dân sản xuất một số mặt hàng nông nghiệp có khi hòa, có khi lỗ vốn. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đưa ra những giải pháp để hỗ trợ nông dân trong vấn đề này.
Trả lời chất vấn của đại biểu về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện nay, chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp đang tập trung triển khai ở tất cả vùng miền. Kiên Giang là một trong những địa phương đang triển khai rất tích cực. Về lúa, Kiên Giang dẫn đầu có trên 4 triệu tấn, và chủ trương của tỉnh là giảm nhanh sản lượng lúa, nhường chỗ cho các ngành nghề khác, do đó sản lượng lúa Kiên Giang giảm. Đây là chủ trương rất đúng.
Cũng liên quan đến vấn đề tiêu thụ nông sản, đại biểu Ngô Thanh Danh (đoàn Đắk Nông) đề nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nêu giải pháp về việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi để tránh tình trạng được mùa mất giá như hiện nay. Cụ thể, trong đó cây hạt tiêu mất cả mùa và giá, còn cây cà phê thì mất giá kéo dài, gây khó khăn cho người sản xuất.
Trả lời vấn đề mà đại Ngô Thanh Danh quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, vấn đề bất cập nhất ở Việt Nam hiện nay là khâu chế biến, vì vậy chưa thể giải quyết được vấn đề được mùa mất giá.
"Giá vàng cũng biến động, dầu cũng biến động, nông sản cũng vậy! Đại biểu có nói về cây hạt tiêu, Việt Nam sản xuất 350.000 tấn, trong khi thế giới có 600.000 tấn. Như vậy, chúng ta chiếm tới 60% của thế giới. Thừa đến như vậy cơ mà!", Bộ trưởng Cường cho hay.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sản lượng nông nghiệp dư thừa như vậy cũng có trách nhiệm của Bộ và các ngành liên quan. Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng cho biết, thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ tập trung vào chế biến, nếu không tập trung vào chế biến thì câu chuyện thừa và thiếu vẫn xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31