Nỗi lòng người làng nghề
Mong muốn được vay vốn để phát triển làng nghề | |
Làng nghề nghìn năm tuổi bên sông Hồng | |
Làm gì để đảm bảo an toàn cho các làng nghề? |
Cuộc chiến giữ thương hiệu
Nói đến làng nghề Hà Nội, chắc chắn có nhiều người biết đến những cái tên như: lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh… Sự phát triển của các làng nghề đã, đang góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định xã hội cho các địa phương.
Sự thay đổi của cơ chế thị trường, của thị hiếu khách hàng đã có nhiều tác động đến các làng nghề truyền thống. Để có thể tồn tại, làng nghề phải tự đổi mới. Ảnh: Đinh Luyện |
Tuy nhiên, khi tìm hiểu về vấn đề liên quan, người viết nhận thấy rằng không ít làng nghề đang dần bị mai một vì họ bị động trong khâu xây dựng và quảng bá thương hiệu. Nói cách khác, trong quá trình hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, quan điểm “hữu xạ tự nhiên hương” để người khác tự biết đến nhờ truyền thống lâu đời đã không còn phù hợp. Nghề thêu tay truyền thống của xã Thượng Lâm (huyện Mỹ Đức) dần bước vào thời kỳ lụi tàn cũng bởi lý do này.
Theo đó, tranh thêu tay ở Thượng Lâm từng một thời nức tiếng bởi nét tinh xảo, mềm mại được người tiêu dùng ưa chuộng. Giai đoạn năm 1980 – 1990 được coi thời kỳ hưng thịnh nhất của làng nghề khi cả xã làm không hết việc với các đơn hàng thêu quần áo xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Sau năm 1990, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Thượng Lâm bắt đầu thu hẹp.
Trước sự thay đổi của cơ chế thị trường, của thị hiếu khách hàng, nghề thêu nơi đây dần đứng trước nguy cơ mai một. Sự ra đời của các mặt hàng thêu vi tính với giá rẻ hấp dẫn đã cạnh tranh mạnh với sản phẩm thêu tay truyền thống. Số lượng người trong làng còn giữ nghề hiện có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Không “chết yểu” vì thiếu thương hiệu như nghề thêu tay ở Thượng Lâm, nghề dệt lụa Vạn Phúc, thuộc phường Vạn Phúc (quận Hà Đông) từ lâu đã không phải lo lắng về vấn đề xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, để giữ nghề, giữ thương hiệu lụa Vạn Phúc đến thời điểm này cũng không phải là một việc dễ dàng.
Sự phát triển của các làng nghề đã, đang góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định xã hội cho các địa phương. Ảnh: Đinh Luyện |
Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc, cho biết: Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại làng. Hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề (khoảng 27 tỷ đồng). Theo ông Hà, một trong những khó khăn lớn nhất của làng nghề là trên thị trường hiện đang có rất nhiều sản phẩm lụa Trung Quốc lấn át.
Năm 2008, làng nghề đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ sản phẩm lụa Vạn Phúc mang tên Lụa Hà Đông, nhưng hiện nay, ngay tại làng lụa một số trường hợp vì lợi ích cá nhân đã lạm dụng thương hiệu làng nghề để trộn hàng kém chất lượng bán cho khách, gây hiểu lầm về chất lượng lụa Hà Đông. Hệ lụy là, năm 2016, sản lượng lụa của làng bị giảm xuống bằng 50% so với các năm trước. Người làm lụa cũng chỉ còn khoảng 2/3 cư dân duy trì nghề, số còn lại chỉ làm theo thời vụ, khi lụa tiêu thụ tốt họ mới sản xuất.
Tự đổi mới để tồn tại
Trước những khó khăn của làng nghề, theo ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc, chỉ có phương cách tự làm mới, tích cực cải tiến kỹ thuật mới giúp làng nghề tồn tại. Dẫn chứng cho điều này, ông Hà cho biết, trước kia các hộ trong vùng chỉ chủ yếu sản xuất thủ công nhưng đến nay, hầu hết đã đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường cả về chất lượng, mẫu mã và số lượng sản phẩm.
Các làng nghề cần nhiều hơn nữa các hội thảo để cơ quan quản lý lắng nghe để từ đó có cơ chế đặc thù cho từng làng nghề. Ảnh: Đinh Luyện |
Một số hộ đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm trang thiết bị, máy móc cho sản xuất. Đến nay, làng Vạn Phúc có khoảng 245 máy dệt, sản xuất được tất cả các sản phẩm lụa từ tơ tằm đến sợi bóng. Ngay bản thân ông Hà và gia đình cũng gắn bó với nghề từ rất lâu và là một trong những hộ tiên phong của làng về cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm với 6 máy dệt.
Đồng nhất với quan điểm tự đổi mới để tồn tại, theo ông Đỗ Hồng Chiêu, Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) với 70% sản phẩm làm ra dành cho xuất khẩu thì chuyện đổi mới mẫu mã luôn là yếu tố quyết định sống còn.
Theo ông Chiêu, hiện mẫu mã, sản phẩm làm ra từ làng nghề Sơn mài Hạ Thái đã có nhiều sự thay đổi chú trọng tới tính thẩm mỹ. Các sản phẩm hiện được kết hợp đa dạng để phù hợp hơn với thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Thay vì độc bản trên chất liệu gỗ, các sản phẩm sơn mài hiện có thể được kết hợp trên nhiều chất liệu khác như: gốm, tre cuốn Nam Định, tiện Nhị Khê, xương sừng Thụy Ứng, dát bạc Kiêu Kỵ…
Theo ông Chiêu, hiện Nhà nước đã quan tâm hơn đến công tác phát triển làng nghề, với nhiều ưu đãi như: thuế suất xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ bằng 0%, liên tục tổ chức các sự kiện nâng cao tay nghề, hội chợ giới thiệu sản phẩm… Tuy nhiên, những chính sách vẫn chỉ mang tính chất định hướng, chưa sâu sát vào từng làng nghề với lĩnh vực cụ thể.
“Việc định hướng vẫn chưa mang tính chất phát triển bền vững lâu dài. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự hiểu sâu về các doanh nghiệp nên các chính sách chưa sát. Chúng tôi cần nhiều hơn nữa các hội thảo để cơ quan quản lý lắng nghe để từ đó có cơ chế đặc thù cho từng làng nghề” – ông Đỗ Hồng Chiêu đề xuất.
Sự phát triển của các làng nghề đã và đang góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định xã hội cho các địa phương. Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chỉ tính riêng TP Hà Nội đã có hơn 1.350 làng nghề, chiếm 45% tổng số làng nghề của cả nước, với khoảng 176.000 hộ làm nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 740.000 lao động tại cơ sở. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25