Nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông
Tin từ Bộ Ngoại giao, trong ngày làm việc thứ hai, các đại biểu đã cùng đánh giá hiện trạng tình hình Biển Đông thời gian qua, từ đó kiến nghị nhiều giải pháp về xây dựng lòng tin, kiểm soát và giải quyết từng bước tranh chấp để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Các học giả trong và ngoài nước điều hành thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Sơn-TTXVN |
Nhiều học giả cho rằng việc các nước gia tăng xây dựng lực lượng và quân sự hóa Biển Đông là nguy cơ bất ổn lớn nhất hiện nay và đang diễn ra nhanh chóng, không chỉ bởi sự gia tăng hiện diện các lực lượng trên mặt biển, mà cả dưới đáy biển và trên không. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại việc mở rộng triển khai các cơ sở lưỡng dụng dưới danh nghĩa các công trình dân sự, như đài khí tượng ở Biển Đông.
Các chuyên gia pháp lý tại Hội thảo nhấn mạnh các quy định của luật pháp quốc tế về giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nghiêm cấm việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế.
Một số vấn đề mới nổi có thể ảnh hưởng tới an ninh và trật tự tại Biển Đông cũng được hội thảo phân tích. Việc các phương tiện không người lái được sử dụng ngày càng nhiều đang làm dấy lên các tranh cãi pháp lý mới. Việc thiếu vắng các chuẩn mực quốc tế trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ này sẽ làm gia tăng nguy cơ gây xung đột trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cạnh tranh tài nguyên biển, như nguồn cá và khai thác tài nguyên dầu khí là một nhân tố gây bất ổn và ảnh hưởng tới trật tự trong khu vực.
Bàn về giải pháp xây dựng lòng tin, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông thời gian tới, nhiều học giả cho rằng các bên tranh chấp cần xem lại yêu sách của mình, từ bỏ các yêu sách thái quá, không phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982; từ đó thu hẹp tranh chấp, tiến tới từng bước giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
Các học giả ghi nhận trong thời gian qua các bên đã nỗ lực đàm phán Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông, tuy nhiên cảnh báo tiến trình đàm phán COC sẽ mất nhiều thời gian. Nhiều đại biểu từ các nước ngoài khu vực mong muốn ASEAN và Trung Quốc tăng cường minh bạch tiến trình đàm phán, tôn trọng lợi ích hợp pháp của các nước ngoài khu vực.
Bên cạnh COC, nhiều học giả cho rằng các nước ASEAN cũng có thể chủ động đề xuất các sáng kiến xây dựng các quy tắc ứng xử khác ở Biển Đông, như quy tắc ứng xử phòng chống va chạm không mong muốn ở trên không, hoặc chuẩn mực xử lý vấn đề rác thải nhựa ra biển.
Phát biểu trong Phiên bế mạc, PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng - Giám đốc Học viện Ngoại giao đánh giá cao những chia sẻ đóng góp tích cực từ các diễn giả và đại biểu tham dự Hội thảo. Sau 10 năm tổ chức, Hội thảo đã chứng tỏ tầm quan trọng, thể hiện tính lan tỏa trong tăng cường nhận thức vấn đề Biển Đông. Ngoài đa số các điểm đã đạt được đồng thuận, việc còn tồn tại những khác biệt trong đánh giá càng cho thấy yêu cầu tiếp tục chuỗi Hội thảo quốc tế trong những năm tới.
PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng đánh giá sau 10 năm, các học giả đã có thể thảo luận với niềm tin lớn hơn về một hệ thống dựa trên luật lệ; nhiều khía cạnh pháp lý đã trở nên rõ ràng hơn, các học có nhận thức chung rằng luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng và thực thi đầy đủ.
Trong 2 ngày 8-9/11/2018, Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 10 đã diễn ra sôi nổi, tích cực với nhiều đề xuất nội dung thảo luận mới, thể hiện nỗ lực đóng góp của giới học giả trong và ngoài nước đối với việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông. .Ngày 8/11, sau phiên khai mạc, Hội thảo quốc tế về Biển Đông đã tập trung thảo luận theo 4 phiên với các chủ đề (i) Biển Đông: Trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương-Châu Á-Thái Bình Dương; (ii) Biển Đông Tiêu điểm: 10 năm nhìn lại; (iii) Lập trường và yêu sách của các bên: Tiếp nối và điều chỉnh; (iv) Các nước lớn: can dự hay không can dự. .Ngày 9/11, Hội thảo tiếp tục thảo luận về các chủ đề: (i) Xây dựng các lực lượng trên Biển Đông; (ii) Xây dựng lòng tin, Ngoại giao phòng ngừa và giải quyết tranh chấp; (iii) Các nhân tố mới có thể tạo bất ổn trên Biển Đông; (iv) Trật tự và bất ổn trên Biển Đông: Tổng kết quá khứ và định hình tương lai. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31