Nhiều nước bày tỏ quan ngại về tình trạng gia tăng quân sự hóa ở Biển Đông
Với tư cách là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Philippines đã cùng Trung Quốc đồng chủ trì cuộc họp lần này. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham gia các hoạt động trong khuôn khổ cuộc họp.
Các Quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc tham gia cuộc họp lần thứ 16 về thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Ảnh: B.N.G |
Trước đó, từ 24 - 25/10, Nhóm công tác chung (JWG) ASEAN-Trung Quốc về thực hiện DOC cũng đã họp lần thứ 26. Tại các cuộc họp này, ASEAN và Trung Quốc trao đổi về tình hình Biển Đông, kiểm điểm tiến trình thực hiện DOC và xây dựng văn kiện COC.
Về tình hình Biển Đông và kiểm điểm thực hiện DOC, nhiều nước bày tỏ quan ngại về tình trạng gia tăng quân sự hóa, các hoạt động đơn phương và nhất là nguy cơ xảy ra va chạm giữa lực lượng vũ trang trên biển của các nước. Trong bối cảnh đó, hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông thông qua đối thoại và hợp tác, đẩy mạnh thực hiện đầy đủ DOC và nỗ lực hơn nữa trong xây dựng một COC thực chất, hiệu quả, có hiệu lực và phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.
Nhân dịp này, SOM ASEAN-Trung Quốc nhất trí gia hạn Kế hoạch hành động thực hiện DOC (giai đoạn 2016-2021). Về xây dựng COC, các nước ghi nhận những nỗ lực của JWG trong đàm phán văn kiện này, nhất trí JWG cần duy trì đà trao đổi, tích cực thảo luận, tạo cơ sở tiếp tục đàm phán hiệu quả thời gian tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhận định tình hình Biển Đông hiện nay có nguy cơ dẫn đến những sự cố nghiêm trọng, ngoài mong muốn, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực và thế giới. Nguyên nhân là sự gia tăng quân sự hóa và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Do vậy, Việt Nam luôn kêu gọi không quân sự hóa, kiềm chế, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và xây dựng một COC thực chất và hiệu lực.
Chia sẻ thêm về tiến trình đàm phán xây dựng COC, Thứ trưởng cho rằng ngoài các hiểu biết chung, văn kiện này còn cần cân bằng, có tính đến lợi ích của các bên, vạch ra các nguyên tắc, định hướng và phương thức cho các hoạt động hợp tác và tạo khuôn khổ cho duy trì đối thoại trên Biển Đông trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49