Nỗ lực dành cho trẻ em dân tộc thiểu số
Ứng dụng CNTT giáo dục: Tiết kiệm hàng tỷ đồng ngân sách | |
Công bố lịch thi THPT Quốc gia 2016 | |
Tổng kết Olympic Tiếng Anh THCS TP Hà Nội lần thứ 6 |
Buổi lễ có sự tham dự của đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cùng đại diện các cơ quan của tỉnh Lai Châu.
Dự án nhằm giúp trẻ em dân tộc thiểu số tại các khu vực khó khăn của tỉnh Lai Châu được tiếp cận với nền giáo dục mầm non và tiểu học có chất lượng và phù hợp, thông qua việc cải thiện và áp dụng phương pháp giảng dạy tiến bộ; tăng cường sự tham gia tích cực của phụ huynh trong quá trình nuôi dạy trẻ và cung cấp đầy đủ thông tin tới các nhà hoạch định chính sách về những mô hình tốt.
Ông Prasert Tepanart - Giám đốc Aide et Action, Vùng Đông Nam Á và Trung Quốc - cho biết: “8 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong tương lai. Chúng tôi rất vui mừng được Liên minh Châu Âu tài trợ thực hiện dự án này, đây là cơ hội để cải thiện giáo dục cho trẻ em tại Lai Châu - một trong những tỉnh xa xôi, hẻo lánh và khó khăn nhất Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng, việc chứng tỏ tính hiệu quả của tài liệu bổ trợ bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc nhằm cải thiện chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số sẽ là một cơ hội đặc biệt, không chỉ cho cộng đồng hưởng lợi trực tiếp từ dự án mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cả quốc gia”.
Tại lễ khởi động dự án. |
Là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Lai Châu, Tam Đường là nơi tập trung nhiều nhóm dân tộc thiểu số sinh sống như Dao, Thái và Mông. Ở 3 xã Tả Lèng, Nùng Nàng và Khun Há - nơi thực hiện dự án, người Mông chiếm tới 90% dân số. Tại vùng dự án, trẻ em dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập vì ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Việt thay vì tiếng mẹ đẻ. Rào cản ngôn ngữ cùng với phương pháp giảng dạy hạn chế và điều kiện kinh tế gia đình khó khăn đã khiến các trẻ em dân tộc thiểu số không được học tập một cách tích cực và chủ động, điều này là một phần nguyên nhân dẫn tới kết quả học tập kém, các em bỏ học giữa chừng và mất đi nhiều cơ hội trong suốt cả cuộc đời.
981 trẻ em từ 3-5 tuổi và 974 trẻ em từ 5-8 tuổi; 95 giáo viên mầm non và 145 giáo viên tiểu học; 50 cán bộ lãnh đạo địa phương; 3.369 phụ huynh và người trông giữ trẻ sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ dự án. Ngoài ra, 30.624 thành viên cộng đồng cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ dự án - gồm anh, chị, em ruột của các trẻ em thuộc dự án, các hộ gia đình có trẻ nhỏ, họ hàng người thân của các bên liên quan. |
Bà Daniela Forte - phụ trách Chương trình Quản trị và Pháp quyền, Ban Hợp tác và Phát triển (Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam) - cho biết: “Hơn 15 năm qua, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và đang hướng tới hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức phía trước.
Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định rằng Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng giáo dục nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển và hội nhập quốc tế. Một trong những vấn đề cần giải quyết trước mắt là giảm thiểu khoảng cách trong việc tiếp cận giáo dục có chất lượng giữa các nhóm dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, giữa các nhóm kinh tế xã hội và giữa các vùng miền khác nhau. Giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ bước khởi đầu và đạt kết quả tốt trong trường học.
Chúng tôi tin tưởng rằng phương pháp giáo dục hòa nhập, lấy trẻ làm trung tâm của dự án này sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm non và tiểu học cho trẻ em dân tộc thiểu số và cải thiện chất lượng giáo dục, bởi đó là nền tảng nhằm cải thiện cuộc sống của người dân và phát triển bền vững”.
Việc phát triển và đưa bộ tài liệu bổ trợ bằng 2 thứ tiếng vào giảng dạy trong lớp học với những chủ đề như bình đẳng giới, kỹ năng sống, an toàn cá nhân, quyền trẻ em, văn hóa và phong tục của địa phương sẽ là một bước tiến quan trọng đảm bảo sự an toàn và thúc đẩy quyền của trẻ. Ông Đinh Quang Tuấn - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Lai Châu - chia sẻ: “Dự án mong đợi sẽ giúp trẻ em dân tộc thiểu số và khó khăn được học tập bằng 2 thứ tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ, thúc đẩy quá trình chuyển tiếp hiệu quả từ mầm non lên tiểu học, đồng thời tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm dân tộc thiểu số và bảo tồn văn hóa bản địa”.
Lê Quang Vinh
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22