Những công trình thay đổi diện mạo Thủ đô

Đó đều là những công trình quy mô, hiện đại; là biểu tượng của sự tăng trưởng kinh tế và giao thông đô thị Hà Nội.
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng đáng với những hy sinh của các anh hùng, liệt sỹ
Luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước và Thủ đô

Trung tâm Hội nghị Quốc gia

Trung tâm Hội nghị quốc gia ở số 57 đường Phạm Hùng là tổ hợp công trình đa năng lớn nhất Thủ đô và thuộc vào loại lớn, hiện đại trong khu vực Đông Nam Á. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 11/2004, hoàn thành sau 22 tháng thi công trên tổng diện tích 64.000 m2, vốn đầu tư 4.300 tỷ đồng.

Những công trình thay đổi diện mạo Thủ đô

Kiến trúc của công trình được chọn từ phương án “Lượn sóng biển Đông” do chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức Meinhard Von Gerkar và Nikolaus Goetze thiết kế, theo ý tưởng cảnh quan di sản thế giới vịnh Hạ Long.

Sự kiện đầu tiên tổ chức ở đây là Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tháng 12/2006. Nơi đây đã trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện trọng đại về chính trị, văn hóa, khoa học... của đất nước.

Tòa nhà Quốc hội

Khởi công vào tháng 10/2009, tòa nhà Quốc hội mới tọa lạc trên đường Độc Lập, nhìn sang Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nằm cạnh di tích Hoàng thành Thăng Long.

Những công trình thay đổi diện mạo Thủ đô

Tòa nhà cao 39 m, có kiến trúc hình vuông, gồm 2 tầng hầm và 5 tầng nổi. Với tổng diện tích 60.000 m2, có hơn 80 phòng họp lớn nhỏ, trong đó, phòng họp chính nằm ở trung tâm có hình tròn với sức chứa 600 người.

Công trình được đánh giá quy mô, phức tạp nhất từ trước đến nay, được các nhà thầu Việt Nam xây dựng. Nhiều trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài.

Nhà Ga T2 Nội Bài

Nhà ga hành khách quốc tế T2 tại Cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội) khởi công xây dựng từ tháng 2/2012 với tổng số vốn gần 900 triệu USD trong đó, vốn ODA Nhật Bản 691 triệu USD. Công trình được thiết kế 4 tầng theo mô hình dạng cánh, dọc tuyến đường cao tốc Nội Bài – Bắc Thăng Long trên mặt bằng diện tích gần 140.000 m2.

Những công trình thay đổi diện mạo Thủ đô

Nhà ga T2 được xây dựng nhằm giải quyết tình trạng quá tải của nhà ga T1, tạo diện mạo mới cho sân bay quốc tế Nội Bài. Công suất nhà ga mới đạt 10-15 triệu hành khách/năm, có 96 quầy làm thủ tục và 10 kios check-in tự động. Nhà ga được thiết kế với khả năng mở rộng cho giai đoạn 2 bao gồm mở rộng toà nhà chính về hai phía, các cánh được kéo dài và mở rộng để đáp ứng công suất 15 triệu hành khách/năm.

Cầu Nhật Tân

Đây là một trong ba cây cầu có số nhịp văng lớn nhất thế giới, được áp dụng những công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Thiết kế của cầu mang ý nghĩa rất lớn, với 5 trụ tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội, như 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân.

Cầu Nhật Tân trên đường vành đai 2 của Hà Nội, bắt đầu tại phường Phú Thượng (Tây Hồ), chạy song song và cách đường Lạc Long Quân 420 m. Sau khi vượt sông Hồng, cây cầu cắt đường 5 kéo dài tại nút giao Vĩnh Ngọc rồi đi thẳng theo hướng bắc và kết thúc ở điểm giao với đường Nam Hồng (huyện Đông Anh).

Những công trình thay đổi diện mạo Thủ đô

Cầu Nhật Tân có chiều dài 8,3 km. Phần cầu dài 3,7 km trong đó cầu chính vượt sông Hồng dài 1,5 km. Mặt cầu rộng 33,2 m chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải xe hỗn hợp. Mỗi nhịp cầu có 11 đôi dây văng chịu tải.

Công trình kết nối trung tâm thành phố với các khu công nghiệp ở phía bắc, đồng thời hoàn thiện tuyến đường vành đai 2 và rút ngắn khoảng cách đến sân bay quốc tế Nội Bài.

Đường trên cao Vành đai 3

Dự án đường trên cao vành đai 3 từ phía bắc hồ Linh Đàm đến cầu vượt Mai Dịch được khởi công từ tháng 6/2010 là tuyến đường trên cao hiện đại nhất Việt Nam. Đường dài gần 9km, gồm 385m đường dẫn và 8.527m cầu cạn.

Những công trình thay đổi diện mạo Thủ đô

Kể từ khi khánh thành công trình đã giúp cho giao thông Hà Nội mang một bộ mặt mới. Các phương tiện có thể di chuyển từ phía tây sang phía đông nam vào thành phố và ngược lại mà không phải đi xuyên qua nội đô, giảm tải cho tuyến vành đai 3 phía dưới.

Trung tâm thương mại Lotte Hà Nội

Trung tâm Lotte Hà Nội (Lotte Center Hanoi) là tòa nhà chọc trời cao thứ 2 tại Việt Nam được xây dựng tại Hà Nội, với 65 tầng và có phong cách kiến trúc hiện đại.

Thiết kế của Lotte Center Hà Nội nhìn bên ngoài gồm một tòa tháp và khối chân đế nhưng thực tế bên trong lại là hai tòa tháp. Hình dáng tòa nhà được thiết kế dựa trên cảm hứng từ tà áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

Những công trình thay đổi diện mạo Thủ đô

Trong tòa B1 có siêu thị Lotte Mart. Từ tầng 1-6 là trung tâm thương mại LOTTE do Lotte Shopping Plaza Việt Nam quản lý. Lotte Hotel quản lý 320 phòng khách sạn từ tầng 33 - tầng 64 của tháp đông. Trong khi đó, văn phòng hạng A (45.000 m2), 258 căn hộ dịch vụ và đài quan sát do Lotte Coralis Việt Nam quản lý.

Đài quan sát của Lotte là một điểm nhấn của dự án. Mọi người có thể nhìn thấy toàn cảnh, thậm chí sẽ nhìn thấy cả mặt đất dưới chân mình. Đây là mô hình lần đầu tiên có ở châu Á, sau khi đã xây dựng ở Anh và Mỹ.

“Tòa nhà cao nhất Việt Nam - Keangnam Landmark 72”

Với chiều cao 336 mét, khi vừa hoàn thành, đây là tòa nhà cao thứ 17 trên thế giới. Công trình trị giá 1 tỷ USD được khởi công ngày 25/8/2007, tổng diện tích gần 610.000 m2. Đây được coi là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sự tăng trưởng về xây dựng cũng như ngành công nghiệp dịch vụ, những ngành đang thúc đẩy sự phát triển của thành phố.

Tổng thể dự án gồm 2 tòa tháp cao 50 tầng dành cho căn hộ chung cư và 1 tòa tháp cao 70 tầng cung cấp không gian văn phòng và thương mại dịch vụ.

Đây là tổ hợp công trình đa năng quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam với thiết kế cách tân, tiện ích đa dạng và thân thiện với rất nhiều dịch vụ, tiện ích đi kèm như khu mua sắm Parkson, khu căn hộ dịch vụ Calidas, rạp chiếu phim Lotte, khách sạn Intercontinental, khu nhà hàng, trung tâm thể dục và spa, khu tổ chức sự kiện... nằm trong tòa nhà.

Cầu Đông Trù và đường 5 kéo dài

Đông Trù dài 1,1 km bắc qua sông Đuống, mặt cắt rộng 55 m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80m và nhịp giữa sông dài 120m được áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Đây là gói thầu quan trọng của toàn dự án đường 5 kéo dài với tổng giá trị là 882 tỷ đồng, do 3 tổng công ty lớn của Bộ Giao thông Vận tải tham gia xây dựng.

Những công trình thay đổi diện mạo Thủ đô

Dự án đường 5 kéo dài được khởi công từ năm 2005, dài 13,3 km, mặt cắt ngang nền đường từ 65 m tới 68,5 m. Tuyến đường bắt đầu từ khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì, chạy dọc theo các xã Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh (huyện Đông Anh), giao với quốc lộ 3 sau đó vượt qua sông Đuống và kéo dài tới cầu Chui (quận Long Biên). Với tổng mức đầu tư là 6.661 tỷ đồng, tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp I, tốc độ 80 km/h.

Những tổ hợp chung cư hiện đại

Tiện ích đó là những thống kê cơ bản về các khu đô thị phức hợp đầu tiên của Hà Nội như Royal City, Time City. Bên cạnh hệ thống y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, thể thao, thương mại... đầy đủ và đồng bộ, các khu đô thị này đều nằm ở vị trí đầu mối giao thông huyết mạch kết nối nội thành Hà Nội với khu trung tâm mới sầm uất. Cùng với những thiết kế theo mô hình kiến trúc sinh thái hiện đại áp dụng thành công tại nhiều nước phát triển trên thế giới, các khu đô thị này mang tới một không gian sống trẻ trung, hiện đại, thanh bình và tươi mới.

Những công trình thay đổi diện mạo Thủ đô

Không chỉ đẹp về kiến trúc, Royal City và Time City còn là khu đô thị có những phân khu chức năng rất hiện đại, sang trọng với nhiều công trình lớn nhất Việt Nam. Đó là Vincom Mega Mall (VMM) Royal City - Tổ hợp TTTM đầu tiên tại Việt Nam phát triển theo mô hình Mega Mall chuẩn quốc tế - “một điểm đến - mọi nhu cầu - nhiều lựa chọn”. Cùng với đó, hệ thống nhạc nước hoành tráng, TTTM Vincom Mega Mall Times City với các hạng mục vô cùng hấp dẫn như thủy cung lớn nhất Việt Nam, khu vui chơi giải trí và hướng nghiệp VinKE, thế giới ẩm thực phong phú… góp phần đưa nơi đây trở thành một điểm đến hấp dẫn nhất.

Phước Long – Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.

Tin khác

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động