Nhớ về một thời bao cấp đầy bi, hài

Được đánh giá là một bộ phim thuộc dạng đề tài khô, kịch bản khó và kén khán giả, nhưng “Gia phả của đất” của đạo diễn Quốc Trọng đang thu hút khán giả màn ảnh nhỏ bởi những câu chuyện bình dị, đời thường...
tin nhap 20160614104707 Gom kỷ niệm ở "Ký ức Hà Nội"
tin nhap 20160614104707 Ngắm lại Hà Nội thời bao cấp yên bình

Những điểm cộng của phim

“Gia phả của đất” tưởng chừng là bộ phim khô khan về đề tài nông thôn, nhưng ngược lại càng đi tới những tập cuối, bộ phim càng gây được sự chú ý của đông đảo khán giả truyền hình bởi những tình tiết bất ngờ và sâu sắc. Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hoàng Minh Tường, dưới bàn tay “nhào nặn” của đạo diễn - NSƯT Quốc Trọng, “Gia phả của đất” mượn chuyện xưa để nói đến vấn đề luôn nóng hổi - là số phận người dân từ nông thôn ra thành phố, trong bức tranh của thời kỳ đổi mới từ cuối những năm 1970 tới nay. Bối cảnh phim là một vùng quê Bắc bộ thanh bình, nhưng bên trong lại luôn có những xung đột ngầm. Thông qua đó, “Gia phả của đất” khắc họa rõ nét số phận những con người bị cuốn theo sự thay đổi của cả một thời kỳ.

tin nhap 20160614104707
Một cảnh trong phim “Gia phả của đất”.

Sức hấp dẫn của “Gia phả của đất” chính là những câu chuyện bình dị, đời thường với những nhân vật điển hình. Từng thành công với loạt phim “Cảnh sát hình sự”, “Đường đời”, trong phim này, NSƯT Hoàng Hải vào vai Chủ tịch HTX Cơ - một vai diễn như “đo ni đóng giày” cho anh. Bởi thế, anh đã lột tả chân thực hình ảnh người cán bộ nhiệt huyết, chân chất, nhưng dần bị những ham hố quyền lực, mưu tính thiệt - hơn làm tha hóa, cực đoan. Còn NSND Minh Châu vào vai bà Ngân - một người buôn bán bất động sản luôn mưu toan, lợi dụng kẽ hở của cơ chế Nhà nước để trục lợi. Trong phim có cả những nhân vật trung thực, luôn đấu tranh bảo vệ lợi ích cho mảnh đất quê hương. Những gương mặt đã trở nên quen thuộc với những bộ phim đề tài về cuộc sống nông thôn, nông dân cộng với kinh nghiệm diễn xuất, các diễn viên đã nhập vai  tốt, góp phần mang lại thành công cho bộ phim.

Chị Nguyễn Ngọc Bích (đường Trần Duy Hưng - Hà Nội) nhận xét: “Dù không hài hước như “Bão qua làng” - bộ phim cũng nói về đề tài nông thôn được phát sóng trước đó, nhưng “Gia phả của đất” đã lấy được nhiều nước mắt của người xem trước những bi kịch cũng như những chuyện dở khóc dở cười sau chiến tranh của những người nông dân chân lấm tay bùn. Bên cạnh đó, đây còn là một bộ phim chính luận dám nói thẳng, nói thật, phơi bày những thói hư tật xấu như nạn tham ô, tham nhũng, tư cách đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên mà không phải phim nào cũng dám đề cập tới. Tất cả đã làm nên những điểm cộng cho bộ phim”.

Làm phim bằng tâm sáng

Giám đốc VFC Đỗ Thanh Hải: “Gia phả của đất” thuộc dạng đề tài khô, kịch bản khó và diễn viên tham gia rất khổ, khi phát sóng lại kén khán giả, thế nhưng, chính sự lăn lộn, không ngại khó, ngại khổ của đoàn làm phim đã mang lại thành công cho “Gia phả của đất”, trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn khán giả truyền hình, góp phần tạo nên giá trị, thương hiệu của dòng phim chính luận Việt”.

Đạo diễn Quốc Trọng cho biết, khó khăn nhất của ông là làm về nông thôn trong quá khứ, giữa bối cảnh nhiều vùng quê hiện đều thay đổi, kể cả đình làng cổ cũng đã bị bê-tông hóa. Để có được những thước phim chân thật nhất, đoàn làm phim “Gia phả của đất” đã phải vượt qua nhiều vất vả về điều kiện thời tiết với 60% các cảnh quay được thực hiện ở xã Thanh Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đây là nơi đạo diễn Quốc Trọng tình cờ phát hiện khi về nhà một người bạn chơi. Việc chọn trang phục, bối cảnh phù hợp để thực hiện các cảnh quay trong phim sao cho giống nhất với thời điểm lịch sử ấy cũng là một bài toán khó. Hầu hết các cảnh quay đã được hoàn thành nhờ vào công suất làm việc không ngừng nghỉ của đoàn làm phim. Nếu như một bộ phim truyền hình thông thường chỉ quay mất 3 - 4 tháng, thì “Gia phả của đất” đã phải mất hơn 9 tháng để thực hiện và các nhân vật đã lấy đi nhiều công sức của các diễn viên.

Dự án phim được ấp ủ từ lâu, nhưng chính thức bấm máy ở tháng 12.2014. Trong suốt quãng thời gian sản xuất kéo dài gần 2 năm, “Gia phả của đất” được Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) đầu tư tỉ mỉ, công phu đã chuyển tải những nội dung quan trọng nhất của nguyên tác, đồng thời phát triển, sáng tạo thêm để tạo nên 38 tập phim. Giữa bối cảnh phim đề tài đô thị chiếm sóng truyền hình như hiện nay, thì việc đưa một tác phẩm đề tài nông thôn như “Gia phả của đất” đến gần hơn với công chúng là một nỗ lực lớn của hãng phim. Trong phim, đạo diễn Quốc Trọng đã không ngại đụng chạm đến những góc khuất của xã hội, những ấu trĩ một thời của một bộ phận quản lý ở nông thôn. Đây là thể loại phim chính luận không phải đạo diễn nào cũng sẵn sàng làm, nhưng đạo diễn Quốc Trọng chia sẻ, ông làm bằng cái tâm sáng, nên không lo đụng chạm vào quá khứ. Và thực tế đã chứng minh bằng sự đón nhận và ủng hộ của khán giả khi xem “Gia phả của đất”.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động