Nhiều ý kiến trái chiều về điểm sàn đại học
Các trường đại học bối rối tính điểm sàn |
Ngưỡng điểm quá thấp
Thí sinh Thu Linh (THPT Yên Hòa - Hà Nội) chia sẻ: “Điểm sàn như vậy là khá hợp lý. Xong bản thân em vẫn nghĩ khối A1 năm nay mà lấy 15 điểm thì hơi căng. Thêm nữa, năm nay, quy chế có nhiều điểm thay đổi nên cùng một lúc vừa lo hoàn thiện các giấy tờ lại thêm “canh” điểm chuẩn của các trường dễ gây tâm lý căng thẳng cho thí sinh...”. Cùng đó, trên các trang mạng xã hội, các thí sinh cũng sôi nổi bàn luận về mức điểm sàn nói trên. Nickname Huyền Nguyễn cho rằng: “Điểm sàn thấp quá. Đáng lẽ phải phân theo các khối riêng. Tôi cảm thấy không công bằng cho khối D1. Rõ ràng, phổ điểm D1 thấp hơn A, A1 rất nhiều mà bây giờ lấy chung 1 mức sàn 15...”. Nickname Phúc Anh lại tỏ ra băn khoăn: “Tôi thì thấy mức đó hơi thấp. Nói chung ai học thật sự thì 17 điểm là không khó, trong khi đó khối A vẫn là 19.5 điểm...”.
Đồng quan điểm trên, có ý kiến cho rằng, điểm sàn này lợi cho khối A. Mọi năm, điểm sàn luôn lấy khối A là chuẩn , các khối khác cao hơn hoặc bằng chứ không bao giờ thấp hơn được khối A, nhưng năm nay các khối bằng điểm sàn với nhau...” “14,75 học sinh khu vực 3 không được cộng điểm, còn học sinh các khu vực khác được cộng điểm. Vậy học sinh khu vực 3 không đỗ ĐH còn học sinh khu vực khác thì đỗ. Như vậy là không công bằng...”, Thu Phương, trường PTTH Trương Định, nói.
Nhiều thông tin trái chiều về điểm sàn xét tuyển đại học năm 2015. |
Không ngoài dự đoán của các chuyên gia giáo dục, sau khi có thông tin công bố điểm sàn, nhiều ý kiến cho rằng, mức điểm này sẽ dẫn đến tình trạng “phổ cập đại học” bởi ở “ngưỡng” này, các trường tha hồ tuyển học sinh, không lo thiếu đầu vào, nhưng chất lượng đào tạo của các trường sẽ ra sao?. Anh Tuấn Phát, Trưởng phòng thiết kế của một công ty tư vấn xây dựng ở Hà Nội cho biết: “Theo quan điểm của tôi, tốt nhất nên nâng điểm sàn đại học lên vì năm nay đề thi quá dễ. Tuyển ồ ạt, sau này sinh viên ra trường rất khó xin việc vì kiến thức không có, và một số lượng lớn các sinh viên sẽ thất nghiệp. Tôi nghĩ năm sau Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức thi và tuyển sinh gắt gao hơn vì thực tế qua các buổi phỏng vấn tuyển dụng nhân sự của công ty, tôi thấy chất lượng sinh viên ra trường không hiệu quả như mong muốn...”.
Về thực tế này, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cũng thừa nhận: “Có thể chúng ta thấy, điểm sàn tăng một điểm là có thêm hàng chục nghìn thí sinh trượt đại học. Nhưng không thể không lo cho chất lượng đào tạo sau này. Hơn nữa, quy định 15 điểm là chưa tính điểm ưu tiên khu vực, chính sách, đối tượng… nên thực ra mức điểm chỉ là 13, 14”.
Thủ khoa điểm tuyệt đối “chưa có chủ”
Sau khi có kết quả thi, mỗi thí sinh có đăng ký thi với mục đích xét tuyển sinh ĐH, CĐ được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường ĐH chủ trì cụm thi. Theo quy định của Bộ GD – ĐT, từ ngày 1/8 – 20/8, các trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển đợt đầu tiên. Đây là đợt xét tuyển quan trọng vì các trường sẽ tuyển hơn 70% chỉ tiêu. Đặc biệt, phần lớn các trường đại học top đầu dành chỉ tiêu cho đợt xét tuyển đầu tiên này |
Theo số liệu Bộ GD-ĐT công bố, số bài thi THPT quốc gia do các cụm ĐH chủ trì đạt điểm tuyệt đối năm nay chỉ có 404 bài thi, giảm đáng kể so với các năm trước. Trong đó, môn hóa học có nhiều bài thi đạt điểm tuyệt đối nhất với 130 bài; kế đến là môn toán có 85 bài thi đạt điểm 10; môn văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối; môn sinh học có 35 điểm 10; môn địa lý là 84; môn tiếng Anh 55; môn lịch sử có 10 bài thi đạt điểm 10.
Các môn vật lý, tiếng Nga, tiếng Đức đều có 1 bài thi đạt điểm 10; môn tiếng Pháp có 2; hai môn còn lại không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối là môn tiếng Trung và tiếng Nhật. Đem số liệu này so sánh với những năm trước, tỷ lệ bài thi đạt điểm tuyệt đối năm nay đạt rất khiêm tốn. Các trường ĐH có tỷ lệ bài thi đạt điểm tuyệt đối nhiều các năm trước là ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM...Với con số chênh lệch đáng kể, bài thi điểm tuyệt đối ở các môn thi sẽ không ít người cho rằng, năm nay sẽ không còn danh hiệu thủ khoa đạt điểm tuyệt đối ở các môn thi như mọi năm.
Thực tế này không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia giáo dục sau khi kỳ thi vừa kết thúc, vì cho rằng, với phân loại đề thi được đánh giá là vừa sức thì số thí sinh đỗ tốt nghiệp ở mức điểm 5,6 là rất nhiều. Trong khi đó kết quả này lại không phản ánh được thực lực thí sinh. Nhận định về điều này, nhà giáo Văn Như Cương từng phân tích: “Các thí sinh biết phần cơ bản là dễ, nên làm trước, chỉ cần 3 câu là đủ điểm tốt nghiệp. Còn các câu nâng cao, thậm chí chỉ làm được 2 điểm là tốt, cộng lại được 5 điểm. Trong khi thí sinh chỉ làm hết phần cơ bản, không làm phần nâng cao cũng được 6 điểm, vậy thì trường đại học sẽ chọn em nào? Như vậy, có thể chúng ta sẽ lấy thí sinh vào các trường đại học không đúng theo năng lực của các em...”.
Dù điểm năm nay cao nhưng theo phân tích của GS Trịnh Minh Thụ, Hiệu phó trường Đại học Thủy Lợi: “Nếu xét theo từng tổ hợp môn theo khối thi truyền thống thì ở cụm thi này sẽ không có TS nào đạt điểm tuyệt đối cả 3 môn (30/30). Ông Thụ cũng cho rằng, với phổ điểm này chỉ có ngành y đa khoa của trường ĐH Y Hà Nội là khó tuyển sinh do chỉ tiêu thấp mà số TS có mức điểm 3 môn từ 27 - 28 trở lên sẽ khá nhiều. Nguồn tuyển dồi dào năm nay sẽ là cơ hội cải thiện điểm trúng tuyển cho nhiều trường, đặc biệt là các trường khối kỹ thuật...”
Giải mã nguyên nhân về việc tỉ lệ bài thi đạt điểm tuyệt đối năm nay rất khiêm tốn, trong khi đó xuất hiện nhiều điểm liệt (đặc biệt là môn toán), GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, điều này đã một phần phản ánh tình trạng học lệch, bởi vốn dĩ có sự phân ban, các em vẫn chỉ chú trọng những môn học mình thi, còn những môn khác lại không học. Bên cạnh đó thực trạng này còn phản ánh vẫn còn tồn tại nhiều học sinh lười, tư tưởng chủ quan, ỉ lại vào sự trợ giúp của những người xung quanh.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20