Nhiều giải pháp khắc phục sự cố thiếu nước
Hà Nội yêu cầu các công ty phân phối nước sạch đảm bảo nước cho người dân | |
Người dân nội thành khốn đốn vì thiếu nước sạch | |
Không để xảy ra tình trạng thiếu nước trên diện rộng |
Như đã đưa tin, tình trạng mất nước sinh hoạt trong những ngày nắng nóng cao điểm dài là do đường ống sông Đà vỡ lần thứ 13. Trong quá trình khắc phục, công ty vận hành lại phát hiện thêm 2 điểm rò rỉ khác. Vì vậy, thời gian xử lý sự cố lên đến 24 giờ, dẫn đến tình trạng mất nước kéo dài hơn. Sau khi cấp lại, đường ống sông Đà giảm áp lực, dẫn đến thiếu hụt nước ở những điểm cuối nguồn. Ngoài Công ty nước sạch Hà Nội, các đơn vị phân phối khác như Viwaco, nước sạch Hà Đông cũng rơi vào tình trạng thiếu nguồn sau khi đường ống nước sạch sông Đà bị vỡ.
Người dân lấy nước từ xe chở nước sạch tại ngõ 61 Nguyễn Văn Trỗi |
Ghi nhận của PV, tình trạng mất nước cục bộ tại một số điểm đầu cuối đường ống như Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm… Nhiều hộ gia đình trông chờ vào việc cấp nước từ các xe téc nhỏ để phục vụ sinh hoạt hàng ngày nhưng lượng nước ít ỏi này cũng chỉ thi thoảng mới có. Do đó, để đảm bảo sinh hoạt hàng ngày, những hộ dân nơi đây chỉ có cách trông cậy vào những nhà có nước giếng khoan hoặc bỏ tiền mua nước để sinh hoạt.
Chia sẻ với những khó khăn của người dân, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho hay, để khắc phục tình trạng này, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị khắc phục ngay, tăng cường khai thác nước ngầm, luân phiên cắt nước trên địa bàn và yêu cầu Vinaconex tăng áp. Bên cạnh đó, trước tình huống mất nước bất khả kháng như hiện nay, trong khi đường ống số 2 chưa khởi công, thành phố đã giao các đơn vị liên quan chủ động xây dựng một đường ống khẩn cấp, chuyển tiếp nước từ Hòa Lạc về khu vực Trung tâm Hội nghị Quốc gia dài hơn 20km để chia sẻ, giảm áp với đường ống số 1 của Vinaconex. Thời gian hoàn thành đường ống khẩn cấp là 3 tháng với công suất khoảng 80 - 100 nghìn m3 nước sạch/ngày đêm, bảo đảm an toàn cấp nước cho nhân dân Thủ đô.
Theo ông Lê Văn Dục, Giám đốc, Sở Xây dựng Hà Nội: “Trước khi dự án hoàn thành, không ai dám chắc đường ống nước sông Đà sẽ không xảy ra sự cố. Do vậy, ngoài việc sử dụng nước tiết kiệm, người dân cần chủ động các dụng cụ, bể chứa để tích trữ nước nhiều hơn”. |
“Cùng với việc xây dựng đường ống khẩn cấp trên, Hà Nội tiếp tục yêu cầu Tổng công ty cổ phần Vinaconex gấp rút làm tuyến ống truyền dẫn nước sông Đà số 2, để chia sẻ cho tuyến số 1 và nâng cấp Nhà máy nước sông Đà giai đoạn II”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng cho biết.
Để đảm bảo hạ tầng cung ứng trong thời gian tới, thành phố đang tiến hành nâng công suất, sản lượng của Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì (Đông Anh) thêm khoảng 30.000 m3/ngày đêm. Dự kiến, khoảng tháng 3/2016 sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác. Với công suất nhà máy nước mặt sông Hồng và việc nâng cấp công suất Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì, sẽ đủ để cấp bù cho sản lượng mà Công ty Nước sạch Hà Nội còn thiếu, cung ứng cho các địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm và khu vực nội thành. Tiếp đó, thành phố tiếp tục bổ sung nguồn nước ngầm, khoan thêm giếng, tăng sản lượng các nhà máy hiện có.
Về lâu về dài, UBND thành phố sẽ triển khai một loạt các biện pháp theo quy hoạch, kế hoạch cấp nước đã duyệt. Tháng 10/2015, thành phố sẽ tiến hành khởi công Nhà máy nước mặt sông Hồng, công suất 300.000 m3/ngày đêm, địa điểm đặt tại huyện Đan Phượng, thời gian thi công khoảng 2 năm. Như vậy, cuối năm 2017 đầu năm 2018, thành phố sẽ thêm nguồn nước khai thác từ nước mặt sông Hồng.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại, cơ bản tình hình cấp nước từ nhà máy nước sông Đà cho khu vực nội thành đã ổn định. Cá biệt một số khu vực địa hình cao, cuối nguồn còn thiếu nước. Các công ty nước sạch tiếp tục thực hiện vận hành mạng luân phiên, với mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh về nước cho nhân dân thủ đô trong thời gian tới. |
Trần Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06
Hàng trăm tình nguyện viên và khách du lịch dọn rác dưới chân cầu Long Biên
Môi trường 29/10/2024 06:53
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 29/10: Đêm và sáng có mưa rải rác
Môi trường 29/10/2024 06:47
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/10: Đêm và sáng trời lạnh, mưa rào rải rác
Môi trường 28/10/2024 06:23