Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường Thủ đô
Kêu gọi "Cùng hành động vì Môi trường Thủ đô" | |
Những dấu ấn của môi trường Thủ đô |
Giảm thiểu và kiểm soát nguồn khí thải gây ô nhiễm
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, TP đã hoàn thành nghiên cứu và đề xuất được mạng lưới quan trắc không khí trên địa bàn từ 34 đến 37 trạm quan trắc. Đồng thời, triển khai thực hiện thành công mô hình cánh đồng không đốt rơm rạ tại địa bàn xã Thọ Xuân (huyện Đan Phượng), từ đó nhân rộng mô hình cánh đồng không đốt rơm rạ trên toàn địa bàn Thành phố.
Đáng chú ý, triển khai thực hiện Chương trình trồng 1 triệu cây xanh, trong 7 tháng đầu năm 2018, toàn TP đã trồng được gần 342 nghìn cây xanh. Tính lũy kế từ năm 2016 đến nay, đã trồng được hơn 844 nghìn cây xanh, đạt 84,4% mục tiêu Chương trình. Ngoài ra, TP cũng đang triển khai trồng cây keo tạo không gian xanh giúp cải tạo môi trường trên các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn TP.
Trong khuôn khổ Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trưòng trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030”, TP cũng đã triển khai 6 nhóm giải pháp với 45 nhiệm vụ được thực hiện đồng bộ theo 3 giai đoạn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu các nguồn phát sinh và kiểm soát nguồn khí thải gây ô nhiễm, TP tập trung phát triển giao thông vận tải theo hướng sử dụng vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân; tăng cường kiểm tra, xử lý các phương tiện giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; quản lý thống nhất việc sửa chữa, cải tạo đường sá và các hệ thống công trình ngầm trên địa bàn TP; áp dụng các công nghệ mới trong đầu tư xây dựng để tiết kiệm năng lượng, giảm phát thiểu ô nhiễm...
Phục hồi môi trường ở khu vực ô nhiễm
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong năm 2017, các cơ quan chức năng TP đã kiểm tra, thanh tra tại 2.583 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 751 cơ sở với tổng số tiền phạt là gần 18,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TP đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát, kiểm tra và xác định các “điểm đen" về ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
Qua rà soát tại 21/30 quận, huyện, thị xã đã có 187 điểm đen, khu vực ô nhiễm và bức xúc về môi trường. Trong năm 2018, Sở tiếp tục tiến hành phân loại, đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm tại các điểm đen để đề xuất phương án xử lý, khắc phục ô nhiễm.
Đáng chú ý, các dự án đầu tư nhà máy đốt rác phát điện trọng điểm của TP được đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm vận hành trước năm 2020 như: Nhà máy điện rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn công suất 4.000 tấn/ngày đêm; Nhà máy xử lý rác thải Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, công suất từ 2.000 đến 2.500 tấn/ngày đêm; Khu xử lý chất thải Đồng Ké, huyện Chương Mỹ, công suất dự kiến từ 1.200 đến 1.500 tấn/ngày đêm; Nhà máy xử lý chất thải rắn chuyển thành năng lượng Khu xử lý rác thải Xuân Sơn, công suất 1.500 tấn/ngày đêm.
UBND TP cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án khí hóa rác thải sinh hoạt thành điện năng quy mô 500 tấn/ngày của Công ty TNHH Indovin Povver tại Khu xử lý chất thải Xuân Sơn.
Đến nay, TP đã bàn giao cho đơn vị đầu tư vị trí thuộc phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai diện tích khoảng 2,5ha làm trạm trung chuyển, tái chế chất thải rắn xây dựng bằng công nghệ nghiền; bên cạnh đó nghiên cứu xem xét đầu tư xây dựng bãi trung chuyển và áp dụng công nghệ tái chế, nghiền chất thải rắn xây dựng diện tích 4,9ha tại xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín.
Ngoài ra, trong số 27 cơ sở được UBND TP cấp giấy phép khai thác khoáng sản có 25/27 dự án đã có phương án cải tạo, phục hồi môi trưòng đã được phê duyệt và thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường...
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án
Tin mới 29/10/2024 21:55