Kêu gọi "Cùng hành động vì Môi trường Thủ đô"
Chiến dịch bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch 2018 | |
Thông điệp Ngày Trái Đất 2018 tại Việt Nam: Nói không với rác thải nhựa | |
Nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường |
Sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 25 năm Ngày Đa dạng sinh học Quốc tế 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 5/6 “Chống lại ô nhiễm chất thải nhựa”.
Theo đó, Hội thảo tiến hành trao đổi về một số vấn đề môi trường nổi cộm hiện nay như: Bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Hà Nội, người dân Thủ đô với phong trào Cây Di sản, ảnh hưởng của hóa chất diệt côn trùng và thực trạng đáng lo ngại của chất thải nhựa trên địa bàn Hà Nội...
Hình ảnh tại Hội thảo "Cùng hành động vì môi trường Thủ đô" |
Hà Nội đứng trước nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học
TS. Lê Trần Chấn – Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức lãnh thổ cho biết, Hà Nội là vùng có đa dạng sinh học cao, không chỉ về thành phần động, thực vật mà còn về hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. Tuy nhiên, những năm gần đây Hà Nội đang đứng trước nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học do cả yếu tố tự nhiên lẫn yếu tố con người.
Trước thực trạng này, ngày 31/10/2012, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Hà Nội đến hết năm 2020, định hướng đến 2030 với mục tiêu chung: Bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững các nguồn gen quý hiếm, đa dạng sinh học và hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù của Hà Nội, đặc biệt là về giống, loài, nguồn gen, sinh vật và hệ sinh thái. Theo đó, danh sách đề xuất các khu bảo tồn của Thành phố đến 2030 gồm: Khu di tích Hương Sơn, Vật Lại, Chùa Thầy, Quan Sơn, Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Đồng Mô – Ngải Sơn và Hồ Suối Hai.
Bên cạnh việc Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, Hà Nội cần chú trọng đến phòng trừ sinh vật ngoại lai. Hội BVTN&MT Việt Nam đã điều tra, thống kê, đánh giá khả năng xâm hại của các loài ngoại lai. “Hội đã tiến hành điều tra 29 quận, huyện, thị xã và 14 hệ sinh thái và theo Thông tư 22 của Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả là xác nhận có mặt ở Hà Nội là 31 loài, riêng nhóm sinh vật ngoại lai xâm hại là 21 loài” – GS.TS Mai Đình Yên thông tin.
TS. Lê Trần Chấn trao đổi về đa dạng hệ sinh thái thành phố Hà Nội |
Sự đe dọa từ chất thải plastic, chất thải nhựa
Ngày nay, plastic trở thành một trong những vật liệu phổ biến nhất thế giới. TS Đỗ Thanh Bái - Hội Môi trường Công nghiệp Việt Nam cho biết “lượng plastic được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần trong vòng 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới. Chỉ có 14% lượng bao bì nhựa được thu gom và tái chế”. 95% giá trị bao bì nhựa, tương đương 80 đến 120 tỉ USD mỗi năm bị thất thoát.
Chất thải plastic, chất thải nhựa đang trở thành chủ đề nóng hơn bao giờ hết. Khoảng 311 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn cầu trong năm 2014 và ước tính sẽ đạt 2 tỷ tấn vào năm 2050. Tuổi đời ngày càng ngắn của sản phẩm sử dụng nhựa, nhất là đồ điện tử có nghĩa là có nhiều rác thải nhựa được sinh ra hơn trong thời buổi “nâng cấp và thải bỏ” ngày nay. Để giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa cần thay thế hay hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa bằng các sản phẩm thân thiện môi trường; sản xuất các vật liệu tương ứng tính năng nhựa truyền thống nhưng đồng thời chất thải nhựa phải phân huỷ được theo thời gian nhất định.
TS Đỗ Thanh Bái trao đổi về plastic và chất thải plastic |
Hội thảo cũng đã chỉ ra những phương pháp tái chế chất thải nhựa gồm: Phương pháp cơ học, hoá học, phương pháp nhiệt sử dụng chất thải nhựa như dạng nhiên liệu, phương pháp khí hoá. TS Đỗ Thanh Bái đề xuất cần có thủ tục phòng ngừa thích hợp cho công nhân tái chế phế liệu nhựa để có thể đảm bảo sức khỏe và an toàn cho họ. Trong quá trình tái chế nhựa, các chất độc hại có thể xâm nhập vào môi trường làm việc, do vậy quy trình sàng lọc để phân tích môi trường và đánh giá rủi ro là hết sức cần thiết. Tan chảy nhựa thải, ví dụ như được tiến hành trong các cơ sở tái chế, có thể tạo ra một lượng lớn các hợp chất có khả năng độc hại hơn là sản xuất nhựa nguyên chất.
Chất thải nhựa biển cũng là một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm vì mức độ ngày càng nghiêm trọng của nó. Thủ đô Hà Nội, mặc dù không có bờ biển nhưng lại có không ít mối quan hệ với chất thải nhựa ra biển theo các cách thức khác nhau. Do vậy, cần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng nhằm sử dụng các sản phẩm thay thế nhựa, giảm thiểu việc thải bỏ chất thải nhựa vào môi trường. Bên cạnh đó cần thực hiện phân loại rác tại nguồn, thúc đẩy hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08