Nhiều cơ quan chưa bàn giao nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
Xử phạt 214 vụ vi phạm với số tiền 4 tỷ đồng | |
5 ngôi nhà kỳ dị, độc đáo bậc nhất Hà Nội | |
Hà Nội: Giá bồi thường thu hồi nhà cao nhất 7,5 triệu đồng/m2 | |
Thêm 5 loại đất có vướng mắc vẫn được cấp sổ đỏ |
Đó là ý kiến ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 4/4.
Theo ông Nguyễn Chí Dũng, tổng quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn Hà Nội là trên 167 nghìn căn. Trong đó, quỹ nhà ở cũ do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý, cho thuê là trên 75 nghìn căn; quỹ nhà ở của các cơ quan Trung ương và Hà Nội tự quản, trước đây phân phối cho cán bộ, công nhân viên nay chuyển giao về Sở Xây dựng để tiếp tục quản lý là 92.975 căn.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội thông tin tại Hội nghị |
Ông Dũng cho biết, hiện chưa có số liệu điều tra chính thức về tổng số lượng nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước do các cơ quan tự quản của Trung ương và Hà Nội chưa bàn giao cho Sở Xây dựng. “Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 23/2006/NQ-CP ngày 7/9/2006, trong đó yêu cầu các cơ quan tự quản của Trung ương phải bàn giao cho cơ quan quản lý nhà, sau ngày 1/1/2005 quỹ nhà diện tự quản sẽ thuộc quyền quản lý của các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có nhiều cơ quan đang thực hiện sắp xếp cơ sở nhà đất hoặc khi cổ phần hoá, nhiều cơ quan có văn bản gửi Sở Xây dựng đề nghị tiếp nhận. Có cơ quan không hợp tác thậm chí có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng không được tiếp nhận nhà, cấp GCN”.
Từ năm 1995 đến tháng 2/2016, Hà Nội đã bán và cấp GCN được trên 154 nghìn căn với số doanh thu trên 5 nghìn tỷ đồng. Sau khi trừ các chế độ miễn giảm người có công với cách mạng, số tiền thực nộp ngân sách là trên 3 nghìn tỷ đồng.
Hiện nay, theo báo cáo của Công ty TNHH Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước còn lại hiện đang quản lý là trên 13 nghìn căn hộ (bao gồm trên 6 nghìn căn là nhà ở cũ và trên 6 nghìn căn là nhà cơ quan tự quản chuyển giao cho Công ty quản lý). Trong số này có gần 3 nghìn căn đã có đơn và hồ sơ mua nhà, nhà ở thuộc diện được bán và có hơn 10 nghìn căn thuộc diện không đủ điều kiện để thực hiện bán.
Trong hơn 10 nghìn căn nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước chưa đủ điều kiện bán, có 1.698 căn vướng quy hoạch, dự án giải phóng mặt bằng; nhà thuộc danh mục phố cổ là 693 căn; vướng do không ký được hợp đồng thuê nhà là trên 1.500 căn; vướng mắc về diện tích nhỏ, hộ khẩu ngoại tỉnh không đủ điều kiện ký hợp đồng là 156 căn; vướng do đang có tranh chấp, khiếu kiện, đòi sở hữu 713 căn...
Riêng với căn diện tích nhỏ ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, nguyên nhân trước đây khi phân nhà diện tích nguyên bản đã nhỏ như vậy; thứ hai là do có trường hợp sau khi phân nhà lại chuyển nhượng sử dụng và diện tích ở nhỏ hơn quy định. Hiện công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đang báo cáo từng trường hợp cụ thể để Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo UBND Thành phố trong tháng 5/2017.
Khó khăn, vướng mắc trong công tác bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước được ông Nguyễn Chí Dũng lý giải: Trong số hồ sơ chưa bán còn lại có nhiều hồ sơ phức tạp như có tranh chấp, vướng quy hoạch, đã có quyết định thu hồi đất, nhà cổ và nhà biệt thự không được bán. Bên cạnh đó, quỹ nhà có nguồn gốc thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan tự quản Trung ương và Thành phố quản lý trước đây đã buông lỏng từ nhiều năm nên hồ sơ gốc bị thất lạc; ngoài ra có nhiều cơ quan đã giải thể, sáp nhập; có cơ quan không hợp tác để hoàn tất thủ tục bàn giao, bán nhà cho các hộ gia đình...
Bên cạnh đó, Công ty TNHH Quản lý và phát triển Nhà Hà Nội còn giải quyết thủ tục bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước còn chậm, không bảo đảm thời gian theo quy trình bán nhà 45 ngày làm việc; chưa chủ động báo cáo các khó khăn, vướng mắc và đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Theo ông Nguyễn Chí Dũng, trong tháng 4/2017, Sở Xây dựng sẽ báo cáo Thành phố để thông báo đến các cơ quan Trung ương và Thành phố đang quản lý nhà ở diện tự quản phải bàn giao sang Thành phố để thực hiện việc bán nhà và cấp GCN. Tăng cường sự phối hợp của các sở, ngành tham gia hội đồng xác định giá bán và tổ công tác liên ngành để kiểm tra, thẩm định giá bán nhà.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực
Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”
Tin khác
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
Thị trường 15/12/2024 16:51
Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội
Thị trường 12/12/2024 17:42
Cú hích cho tỉnh Lâm Đồng cất cánh
Thị trường 12/12/2024 12:47
Các nhà đầu tư cần quan tâm hơn đến nhà ở xã hội
Thị trường 12/12/2024 10:49
Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội ngày càng “tăng nhiệt”
Bất động sản 11/12/2024 21:32
Giá nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng cao dịp cuối năm
Thị trường 10/12/2024 16:42
Sắp đấu giá khu đất quận nội thành Hà Nội, giá khởi điểm từ 86 triệu đồng/m2
Thị trường 10/12/2024 06:50
Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản
Thị trường 08/12/2024 19:21
Nghịch lý 5 năm giá bất động sản tăng 60%!
Thị trường 06/12/2024 06:35
KN Cam Ranh ký kết chiến lược với 7 đối tác lữ hành dự án CaraWorld
Thị trường 05/12/2024 20:57