Nhận xét học sinh tiểu học: Sự im lặng khó hiểu của 700 hiệu trưởng

Sự im lặng khó hiểu của 700 hiệu trưởng chưa là quá muộn để ngành Giáo dục xem lại chất lượng giáo dục Tiểu học cũng như cách thức nhận xét học sinh.

Sở Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị sơ kết trực tuyến học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II cấp Giáo dục Tiểu học năm học 2014-2015. Tuy nhiên, Hội nghị diễn ra không như mong đợi. Thay vì không khí sôi nổi, đóng góp nhiệt tình là sự im lặng khó hiểu của hơn 700 hiệu trưởng các trường Tiểu học đối với Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, trong đó có quy định không dùng điểm số đánh giá thường xuyên đối với học sinh.

Phải chăng sự im lặng khó hiểu của hơn 700 hiệu trưởng các trường Tiểu học ẩn chứa những bất cập trong việc nhận xét, đánh giá học sinh thay vì không dùng điểm số?

Cách thức nhận xét ngắn gọn, chung chung mà nhiều giáo viên Tiểu học đang thực hiện để nhận xét học sinh

58134

Trước tiên, sự bất cập trong việc nhận xét, đánh giá học sinh là ở chỗ, không phải ngày nào giáo viên cũng có đủ thời gian để ghi nhận xét tất cả học sinh trong lớp. Đặc biệt là tại các trường học ở tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP HCM, mỗi lớp học thường rất đông (từ 50 đến 60 học sinh).

Áp lực về thời gian, công việc khiến trung bình mỗi ngày, giáo viên chỉ nhận xét được từ 1/3 đến 1/2 học sinh trong một lớp (bao gồm cả học sinh có năng lực học tập Giỏi, Trung bình và Yếu) cho cả hai môn học Toán và Tiếng Việt. Những học sinh còn lại không có nhận xét của giáo viên trong ngày hôm đó.

Mặc dù những học sinh chưa được nhận xét của ngày hôm nay sẽ được giáo viên nhận xét tiếp ở những ngày tiếp theo trong tuần nhưng sự quay vòng nhận xét phải từ 2-3 ngày sau mới đến lượt các em. Như vậy, việc nhận xét, đánh giá kiến thức, kỹ năng cho 1 học sinh sẽ không liên tục.

Vì không có nhiều thời gian nhận xét cho một lớp học có quá đông học sinh nên trong 1 học kỳ qua, đa phần giáo viên nhận xét học sinh theo cách viết một cách ngắn gọn, chung chung như: Con làm bài tốt, cô khen, con có tiến bộ, con viết ẩu, chưa cẩn thận, con cần cố gắng hơn, con cần làm lại bài, con cần chú ý cách diễn đạt … Trong phần nhận xét môn Toán, nhiều giáo viên chỉ ghi: đ (đúng) hoặc s (sai).

Những lời nhận xét trên khiến nhiều người, đặc biệt là phụ huynh hoàn toàn “mơ hồ”, khó hiểu khi nhìn lại sách vở của con. Riêng với môn Toán học, với cách thức nhận xét, tích đúng hoặc sai không thể đánh giá đúng hết được từng trình độ, năng lực của học sinh theo nhiều dạng bài tập như: tính theo công thức, tính nhanh, tìm x, bài giải, làm toán theo nhiều phép tính…

Còn đối với môn Tiếng Việt, cách thức nhận xét như trên của giáo viên không thể đánh giá, nhận xét trung thực và khách quan hết được năng lực đọc hiểu, viết chính tả, luyện từ và câu, kiến thức ngữ pháp, cách hành văn… của học sinh.

Phần đánh giá, nhận xét toàn bộ quá trình học tập của tất cả học sinh trong lớp chỉ được giáo viên ghi cụ thể hơn trong phiếu hoặc sổ học bạ khi hết học kỳ nhưng cũng chỉ mang tính chung nhất như: Hoàn thành hoặc Không hoàn thành.

Với cách nhận xét, đánh giá một cách chung chung thì học sinh chưa đủ hiểu và chưa biết sai ở đâu, cụ thể ở công đoạn nào để chỉnh sửa nên có thể sẽ lặp lại những lỗi đã sai ở những bài đã làm trước đó.

Những con dấu được giáo viên đóng dấu trên vở học sinh

58133

Đối với giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy Toán và Tiếng Việt thì việc nhận xét là như vậy. Còn với những giáo viên giảng dạy các môn học Năng khiếu như: Thể dục, Họa, Nhạc đang bị rơi vào tình trạng “rối bời” vì quản lý quá nhiều sổ sách khi phải ghi nhận xét cho từ 750 đến 1.000 học sinh của 15 đến 20 lớp học của một trường có từ 50-60 học sinh/lớp. Vì phải kiêm nhiệm giảng dạy nhiều lớp, giáo viên không thể nhớ hết năng lực rèn luyện, học tập của tất cả học sinh trong cùng một lớp học.

Về phía Ban giám hiệu nhà trường cũng rất khó khăn trong việc quản lý hồ sơ, học bạ của tất cả các khối lớp và nhiều môn học khác nhau.

Như vậy, Thông tư 30 ra đời khiến chúng ta đặt câu hỏi là liệu có thể chỉ áp dụng ở tất cả các trường Tiểu học Dân lập chất lượng cao, mô hình trường học mới có ít học sinh (có khoảng từ 30 em trở xuống)?

Điểm đặc biệt của Thông tư 30 không chỉ là không dùng điểm số trong đánh giá thường xuyên đối với học sinh Tiểu học, thay vào đó là nhận xét của giáo viên về năng lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức, kỹ năng của học sinh, mà cần ở sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục, quan tâm sát sao đối với việc học tập của con em.

Tuy nhiên, với cách thức nhận xét mà nhiều giáo viên các trường Tiểu học đang làm thì phụ huynh cũng chỉ biết được một cách chung nhất là hôm nay con được cô khen hay cần cố gắng hơn mà không biết được rõ con mình yếu, cần bổ sung ở kỹ năng, phần kiến thức nào.

Thực tế, phụ huynh chỉ có thể kiểm soát được một phần kiến thức học tập của con vì không phải người nào cũng có đủ kỹ năng sư phạm và sự nhẫn nại, chịu khó kiểm tra từng bài học của con em mình. Thậm chí, vì quá bận rộn với cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ đã phó mặc chuyện học hành, giáo dục con cái cho nhà trường và thầy cô giáo.

Với cách thức nhận xét, đánh giá một cách ngắn gọn, chung chung của nhiều giáo viên như vậy, câu hỏi lớn đặt ra là liệu rằng chất lượng giáo dục cấp Tiểu học sẽ đi về đâu? Phải chăng sự im lặng khó hiểu của 700 hiệu trưởng các trường Tiểu học tại cuộc Hội nghị sơ kết trực tuyến với lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội chưa là quá muộn để ngành Giáo dục xem lại chất lượng giáo dục Tiểu học sau 1 học kỳ thực hiện Thông tư 30?./.

Theo Chu Miên/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.

Tin khác

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động