Nhân rộng mô hình xử lý rơm rạ hữu ích
Hà Nội: Môi trường không khí đang cải thiện | |
Không đốt rơm rạ để giảm ô nhiễm không khí | |
Kỳ cuối: Giải pháp nào ngăn chặn? |
Hiểm họa từ tập quán cũ
Những ngày qua nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội liên tục bị bao phủ bởi khói bụi tỏa ra từ việc đốt đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa. Đốt rơm rạ vốn đã trở thành thói quen từ lâu của nông dân. Vì không có nhu cầu sử dụng rơm rạ nên họ đốt để lấy tro bón cho đồng ruộng vào mùa tiếp theo. Theo những người dân, việc đốt rơm rạ mang lại cho họ nhiều tiện lợi như không tốn công xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch, tiêu diệt được mầm mống dịch hại… nên những tính toán ấy đã trở thành thói quen cố hữu.
Nhiều nơi, người dân đã xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học |
Theo số liệu thống kê của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, ước tính mỗi năm, trên địa bàn Thành phố phát sinh trên 1 triệu tấn rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, có trên 37% được người dân đốt bỏ ngay tại ruộng. Các chuyên gia cũng cảnh báo, đốt rơm rạ gây nên ô nhiễm bụi mịn.
Đây là loại ô nhiễm rất đáng lo ngại. Trong khói đốt rơm, rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, khí CO, CO2, SO2, NO2... Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, khiến người hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt thở...
Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO (gọi là khí monoxide carbon). Đây là loại khí rất độc có thể gây chết người. Người hít nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, gây dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi...
“Mùa hè tiết trời đã oi nồng lại thêm khói rơm rạ nhiều hôm phát ngộp thở. Cứ tầm chiều tối, mùi khói đốt rơm rạ như hun vào nhà tôi rất khó chịu. Đóng hết các cửa rồi mà khói vẫn len vào. Trẻ con trong khu có cháu còn ho sặc sụa. Chúng tôi cũng không biết phải làm sao để không phải chịu cảnh này nữa”, một người dân ở xã Liên Hà, huyện Đan Phượng cho hay.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc đốt nhiều rơm rạ trong cùng một lúc sẽ làm nóng bầu khí quyển, khiến nhiệt độ trở nên nóng hơn, đẩy nhiệt độ lên cao. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, đã có những nghiên cứu trên phạm vi thế giới về tác hại của việc đốt rơm rạ đến chất lượng không khí tại khu vực. Theo đó, chất lượng không khí nhiều nơi tại Hà Nội từ đầu tháng 6 liên tục ở ngưỡng xấu vào thời điểm chiều tối, ô nhiễm bụi mịn tăng cao, nguyên nhân được xác định do đốt rơm rạ sau thu hoạch ở các vùng ven Hà Nội.
Có thể thấy việc đốt rơm rạ tự phát không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn gây hiện tượng mù khói, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân. Khói sinh ra từ quá trình đốt ngoài trời còn gây ra mùi và ảnh hưởng đến tầm nhìn, đặc biệt trên các đoạn đường giao thông.
Trong những năm gần đây, các chuyên gia về môi trường cũng đã chỉ ra những giải pháp hay thay thế cho việc đốt rơm rạ. Song, dường như người nông dân vẫn không thể tiếp cận được những kết quả này và vẫn chưa ý thức được khói rơm rạ gây nguy hại đến môi trường, sức khỏe như thế nào.
Cần nhân rộng các mô hình xử lý hay
Trước tác hại của việc đốt rơm rạ, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế, tiến tới đẩy lùi tình trạng đốt rơm rạ vào năm 2020. Được biết, để thực hiện mô hình “Thành phố không đốt rơm rạ”, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề xuất xây dựng và thực hiện theo lộ trình. Trong năm 2017 triển khai mô hình “Cánh đồng không đốt rơm rạ” thí điểm tại một số địa phương; năm 2018 lan tỏa thành “Phường, xã không đốt rơm rạ”; năm 2019, sẽ tăng cấp độ lên “Quận, huyện không đốt rơm rạ” và đến 2020 sẽ là “Thành phố không đốt rơm rạ”.
Trong năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập huấn cho gần 1.000 nông dân, cán bộ phụ trách môi trường của 6 huyện về tác hại của việc đốt rơm rạ và các giải pháp hạn chế. Đồng thời hỗ trợ nông dân sử dụng chế phẩm sinh học để ủ rơm rạ thành phân bón hữu cơ. Trong đó, Thành phố hỗ trợ 10% kinh phí; các quận, huyện, thị xã hỗ trợ 30% kinh phí để xử lý rơm rạ. Từ đó, góp phần hạn chế được tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng. Ngoài ra, một số huyện: Đông Anh, Ba Vì cũng đã phối hợp với doanh nghiệp thu mua rơm cho nông dân để làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm...
Các chuyên gia môi trường cho rằng, tại Việt Nam, có thể sử dụng một số các giải pháp thay thế cho việc đốt rơm rạ rất hiệu quả như: Vùi rơm rạ vào đất; dùng làm thức ăn gia súc; sản xuất ethanol từ rơm rạ; trồng nấm rơm... Ngoài ra, một số đơn vị còn đề xuất nhiều giải pháp như: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; xây dựng cơ chế ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua rơm rạ làm thức ăn gia súc, trồng nấm, viên đốt, phân bón vi sinh, thủ công mỹ nghệ...
Thực tế cho thấy, 3 năm gần đây, một số huyện ngoại thành Hà Nội cũng đã triển khai hỗ trợ nông dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học. Được biết, trong vụ xuân năm 2019, huyện Đan Phượng đã triển khai mô hình xử lý rơm rạ tại 9 xã trên địa bàn huyện với diện tích 357ha lúa sau thu hoạch.
Không chỉ ở Đan Phượng, huyện Đông Anh cũng đã kết nối doanh nghiệp với các hộ nông dân trên địa bàn huyện trong việc thu mua rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, tiếp tục triển khai mô hình trồng nấm rơm và xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học. Cho đến nay, đã có rất nhiều hộ gia đình tại Đông Anh bắt đầu thực hiện trồng nấm rơm và đạt được nhiều kết quả tốt.
Thời gian gần đây, thành phố Hà Nội đang quyết liệt trong công tác xử lý rơm, rạ để tiến tới “Thành phố không đốt rơm, rạ trong năm 2020”. Nhưng điều quan trọng nhất để xóa bỏ việc đốt rơm rạ là ở chính bà con nông dân. Bản thân người nông dân cũng đã nhận thấy rõ ràng về tác hại của việc đốt rơm, rạ trong ngày mùa, song mọi việc có thể thay đổi được hay không thì còn phụ thuộc vào sự thay đổi về nhận thức, thói quen của chính họ. Do vậy, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để mỗi người nhận thức rõ tác hại và chung tay hành động vì môi trường chung.
Trong tương lai, để tiến tới đẩy lùi việc đốt rơm rạ, rất cần sự chung tay của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và nông dân. Đặc biệt, các địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ hơn trong cảnh báo tác hại của đốt rơm rạ; có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua rơm; có chế tài xử lý đối với việc đốt rơm; các hộ dân cần chủ động xử lý rơm rạ làm phân bón ruộng... Khi rơm rạ trở thành sản phẩm hữu ích, việc đốt rơm rạ sẽ bị đẩy lùi.
K. Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tin khác
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Nhịp sống Thủ đô 24/12/2024 08:08
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09