Kỳ cuối: Giải pháp nào ngăn chặn?
Kỳ 1: Nhiều hệ lụy từ thói quen cũ | |
Mất an toàn giao thông từ việc đốt rơm rạ |
Hại môi trường
Bàn về những hệ lụy từ phơi, đốt rơm rạ, các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo, hoạt động này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà còn gây ra lãng phí tài nguyên lớn. Nói cách khác, nên xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ để bón cho đồng ruộng hơn là đốt bỏ. Bởi, đốt bỏ rơm rạ cũng có nghĩa là đã bỏ đi một lượng phân bón, chất dinh dưỡng cần thiết cho lúa. Đồng thời, việc xử lý phế phẩm nông nghiệp còn là nguyên nhân trực tiếp tiêu diệt các loại thiên địch có ích, làm mất cân bằng sinh thái, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh sâu bệnh trên đồng ruộng.
Theo tính toán, mỗi dịp bước vào mùa gặt, ngoại thành Hà Nội lại có hàng nghìn tấn khí CO2, CH4, N2O, CO… xả thẳng ra môi trường. Dù lượng rơm rạ phát sinh tại các quận, huyện là khác nhau nhưng việc đốt các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ đã khiến khu vực nội thành chịu ảnh hưởng, bầu không khí trở nên ngột ngạt. Nhận định về vấn đề này, theo PGS.TS Hoàng Xuân Cơ – Chuyên gia môi trường cho biết, trong những ngày nắng nóng, đi kèm với hiện tượng đảo nhiệt, việc đốt rơm rạ sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Trước mắt sẽ gây hiện tượng khó thở, khiến những người nhạy cảm chịu tác động đến sức khỏe.
Khi nào nhận thức rõ giá trị của rơm rạ, có cách tái sử dụng, xử lý rơm rạ hiệu quả, khi đó mới không còn tình trạng đốt bỏ rơm rạ |
Theo ghi nhận, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người nông dân đốt rơm rạ. Bà Đinh Thị Ba ở huyện Ứng Hòa cho biết, trước kia do không có bếp gas, bếp điện, củi ít... nên rơm rạ được mang về chất cao thành từng đống để dùng đun nấu. Khi đời sống được nâng lên, rơm rạ không còn được dùng đun nấu, phục vụ sinh hoạt hằng ngày nữa nên chỉ có thể chọn cách đốt bỏ.
Theo tìm hiểu, tại nhiều địa phương, rơm rạ đã được người dân tận dụng để trồng nấm. Tuy nhiên, mô hình này cũng chưa được phổ biến rộng rãi và còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc nhân rộng và phát triển quy mô. Về phía các cơ quan chức năng, việc vào cuộc nhằm định hướng và khuyến khích người dân thay đổi thói quen đốt bỏ rơm rạ đã có nhưng hiệu quả thu được vẫn chưa được như mong muốn.
Minh chứng dễ thấy là gần đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp phủ rơm lên mặt luống khoai, riêng Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đẩy mạnh phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã nhằm hỗ trợ nông dân xử lý rơm rạ bằng các chế phẩm sinh học, sử dụng rơm rạ như một loại phân bón tự nhiên... Tuy nhiên, dù đã có sự tích cực vào cuộc nhưng lượng rơm rạ được tái sử dụng trên thực tế vẫn chưa nhiều.
Cần nhân rộng những mô hình hay
Trong quá trình triển khai thu thập tư liệu về vấn đề liên quan, phóng viên Lao động Thủ đô đã có dịp tiếp xúc với ông Tạ Đình Căn - nguyên Chủ tịch Hội Nông dân Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, một trong những người mạnh dạn đi đầu trong phát triển kinh tế trang trại ở địa phương. Bàn về câu chuyện tận dụng rơm rạ để phát triển kinh tế, ông Căn cho biết, việc người nông dân đốt rơm rạ là bần cùng bất đắc dĩ. Bởi hoạt động này không chỉ gây ô nhiễm bầu không khí mà còn tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho đất trên đồng ruộng. “Thông thường, một sào ruộng thu hoạch được bao nhiêu thóc thì tương đương ngần ấy rơm rạ. Suy đi tính lại, việc đốt rơm rạ nông dân cốt chỉ thu 3 - 4 bao tro. Tro rơm rạ thành phần hoá học chủ yếu là kali nên bón ruộng chưa hẳn đã tốt. Ngược lại, chỉ qua vài khâu xử lí đơn giản, bà con có thể sản xuất được nấm rơm mà vẫn có phân bón ruộng” – ông Căn chia sẻ. |
Theo Luật sư Lê Thế Vinh – Trưởng văn phòng Luật sư Thái Minh (Đoàn luật sư Hà Nội), ngăn ngừa tình trạng mùa gặt luôn đi kèm với… mùa khói đang còn rất nhiều khó khăn. Việc các hộ dân làm nông nghiệp tự ý đốt bỏ rơm rạ vẫn khó kiểm soát. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chẳng hạn, có thể xuất phát từ nhận thức của người dân về tác hại của việc đốt rơm rạ đến đời sống, sức khỏe và môi trường còn hạn chế; Nhà nước chưa có các quy định, chế tài cụ thể đối với việc đốt rơm rạ; quyết tâm vào cuộc, công tác tuyên truyền của nhiều địa phương trong việc hướng dẫn xử lý triệt để hạn chế đốt rơm rạ chưa cao... Trong khi đó, các doanh nghiệp thu mua rơm rạ để làm nấm, làm phân vi sinh… thường yêu cầu cao về chất lượng rơm, độ ẩm và vận chuyển bảo đảm đúng yêu cầu. Dĩ nhiên, khi công nghệ xử lý rơm rạ tại ruộng của người nông dân hiện tại vẫn thấp, chuyện đáp ứng những yêu cầu này sẽ rất khó khăn.
Theo ghi nhận, hiện Hà Nội đang đặc biệt quan tâm đến vấn đề xử lý phế phẩm nông nghiệp hậu mùa gặt. Dễ thấy là các cơ quan chức năng đã và đang triển khai xây dựng mô hình “Quận, huyện không đốt rơm rạ”. Theo đúng lịch trình dự kiến, đến năm 2020, Hà Nội sẽ tiến tới mô hình “Thành phố không đốt rơm rạ”. Dĩ nhiên, để hoàn thành đúng lịch trình dự kiến này, công tác tuyên truyền về tác hại của đốt rơm rạ và giới thiệu các giải pháp kỹ thuật xử lý rơm rạ như xử lý bằng chế phẩm sinh học, trồng nấm, ủ làm thức ăn gia súc hay năng lượng sinh học là hết sức quan trọng.
Trong quá trình triển khai thu thập tư liệu về vấn đề liên quan, phóng viên Lao động Thủ đô đã có dịp tiếp xúc với ông Tạ Đình Căn - nguyên Chủ tịch Hội Nông dân Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, một trong những người mạnh dạn đi đầu trong phát triển kinh tế trang trại ở địa phương. Bàn về câu chuyện tận dụng rơm rạ để phát triển kinh tế, ông Căn cho biết, việc người nông dân đốt rơm rạ là bần cùng bất đắc dĩ.
Bởi hoạt động này không chỉ gây ô nhiễm bầu không khí mà còn tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho đất trên đồng ruộng. “Thông thường, một sào ruộng thu hoạch được bao nhiêu thóc thì tương đương ngần ấy rơm rạ. Suy đi tính lại, việc đốt rơm rạ nông dân cốt chỉ thu 3 - 4 bao tro. Tro rơm rạ thành phần hoá học chủ yếu là kali nên bón ruộng chưa hẳn đã tốt. Ngược lại, chỉ qua vài khâu xử lí đơn giản, bà con có thể sản xuất được nấm rơm mà vẫn có phân bón ruộng” – ông Căn chia sẻ.
Theo tìm hiểu, từ năm 2014, ông Căn đã tận dụng triệt để bã thải biogas từ hoạt động chăn nuôi lợn, kết hợp bã thải này với phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp như rơm, rạ… đem ủ cùng các chế phẩm sinh học sẽ cho ra phân hữu cơ vi sinh. Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất phân hữu cơ vi sinh, ông Căn cho biết, việc tự ủ phân vi sinh hữu cơ từ các nguyên liệu có sẵn là vô dùng đơn giản và dễ thực hiện. Nông dân chỉ cần phối trộn các nguyên liệu dùng để ủ phân (phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cỏ, trấu, phân gia súc, gia cầm, bã thải từ các hầm biogas…) với các chế phẩm vi sinh EM1 và rỉ mật đường theo tỷ lệ nhất định.
Thời gian ủ phân khoảng 45 ngày, trong thời gian này chỉ cần đảo trộn 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày… là có thể cho ra phân hữu cơ vi sinh tốt cho cây trồng. “Phân hữu cơ sinh học rất tốt cho cây trồng, có tác dụng làm tơi xốp, giữ độ ẩm cho đất. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân hóa học còn giúp tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí đầu tư, nông sản làm ra cũng an toàn”, ông Căn nhấn mạnh.
Rõ ràng, những mô hình tận dụng rơm rạ của ông Căn là hết sức cần thiết và nếu được nhân rộng sẽ cho hiệu quả và lợi ích lớn. Dù vậy, để giảm ô nhiễm môi trường từ đốt rơm rạ vẫn là câu chuyện “dài hơi” và rất cần sự chung tay nỗ lực của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân. Chỉ khi nào nhận thức rõ giá trị của rơm rạ, có cách tái sử dụng, xử lý rơm rạ hiệu quả, khi đó mới không còn tình trạng đốt bỏ rơm rạ trên những cánh đồng sau mỗi vụ thu hoạch.
Luyện Đinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34