Nhà biên kịch vẫn bị hạn chế sức sáng tạo
Phim “Mạch ngầm vùng biên ải” sắp lên sóng VTV |
Với vốn sống và kinh nghiệm trong nghề, nhà biên kịch (NBK) Nguyễn Văn Cự - tác giả kịch bản “Mạch ngầm vùng biên ải” - bộ phim đang phát sóng khung giờ vàng VTV1 đã có những chia sẻ rất thẳng thắn về nghề viết kịch bản truyền hình hiện nay.
PV: Bộ phim “Mạch ngầm vùng biên ải” do ông viết kịch bản đang chiếm được tình cảm của khán giả truyền hình. Điều gì khiến ông say mê viết về đề tài nóng vùng biên giới này?
NBK Nguyễn Văn Cự: Những năm cuối thập niên 90 thế kỷ trước, tôi có viết cuốn tiểu thuyết “Đất thiêng”, sau đó được chuyển thể thành phim truyện truyền hình cùng tên. Rồi do bận công tác nên tôi không viết văn nữa. Năm 2011, tôi nghỉ hưu và có ý tìm lại cảm xúc văn chương. Tôi “bắt tay” cùng nhà văn Đoàn Hữu Nam viết kịch bản cho bộ phim này. Tôi từng là lãnh đạo đầu ngành của một địa phương, nên hiểu rất rõ các mối quan hệ chằng chịt trong xã hội. Mối quan hệ này như một mạch ngầm. Và khó hơn là mạch ngầm này không chảy trong lòng đất mà nó chảy trong lòng người. Bởi vậy, tôi và nhà văn Đoàn Hữu Nam muốn đưa vấn đề này lên màn ảnh, hy vọng đóng góp một góc nhìn chân thực hơn về những vấn đề bức xúc hiện nay.
Khi mới viết, tập đầu mất gần 2 tháng, rồi dần dần, mỗi tháng được một vài tập. Sau này có chút “nghề”, nên có tháng được 3 tập, rồi về cuối, mỗi tuần viết được một tập. Vừa tròn 14 tháng, chúng tôi hoàn thành 36 tập. Hiện nay bộ phim đã lên sóng được trên một nửa số tập (trong tổng số 34), tuy không có điều tra xã hội về lượng khán giả xem phim này, nhưng qua mạng xã hội facebook thì thấy nhiều người rất thích. Và thật bất ngờ tôi đã trở thành “người hâm mộ” của nhiều bạn trên mạng xã hội.
PV: Thực tế, phim truyền hình đang “khát” những kịch bản hay, người viết kịch bản giỏi. Ông nghĩ sao về điều này?
NBK Nguyễn Văn Cự: Đúng là muốn có phim hay thì nhất định phải có kịch bản hay. Điều này hoàn toàn phải dựa vào những nhà biên kịch giỏi. Tuy nhiên, một bộ phim truyền hình hay không chỉ cần có kịch bản hay mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa. Chẳng hạn kinh phí cho sản xuất, trường quay, kỹ xảo... Ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề này đều rất khó khăn.
Bên cạnh đó, nhà biên kịch khi viết kịch bản vẫn phải bảo đảm nội dung nằm trong khuôn khổ định hướng nhất định, do vậy phần nào cũng bị hạn chế sức sáng tạo. Trên phương diện một nhà biên kịch thì tôi đang viết kịch bản theo hướng “Mình phải tìm hiểu xem nhà sản xuất dựng được gì thì mới viết”. Chả thế mà khi dựng phim “Mạch ngầm vùng biên ải”, đạo diễn gay gắt với tôi: “Biên kịch các ông chỉ giỏi múa bút”. Nghĩa là khi viết kịch bản chúng tôi thường đi vào chi tiết những cảnh rất “hoành tráng, rùng rợn...”, nhưng có khi vô tình làm khó cho đạo diễn và diễn viên. Vậy nên trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay, dù có kịch bản hay và đạo diễn giỏi không phải lúc nào cũng có một bộ phim hay. Nhưng tôi tin, một tương lai không xa nữa khi điều kiện kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật của đất nước ta phát triển; đồng thời với sự hội nhập vào cộng đồng quốc tế thì không riêng gì phim truyện truyền hình mà các lĩnh vực văn hóa, thể thao... đều có thể tiệm cận được với trình độ quốc tế.
PV: Theo ông, khâu nào trong quá trình viết kịch bản là khó nhất, và điều kiện tiên quyết để có một kịch bản hay?
NBK Nguyễn Văn Cự: Tôi nghĩ một kịch bản hay thì nhất thiết phải dựa trên một cốt truyện hay. Đó là vấn đề tiên quyết của người biên kịch. Nhưng với phim truyền hình, yếu tố quan trọng nữa là vấn đề đưa lên màn hình phải có tính xã hội sâu sắc và nhiều người quan tâm. Bởi vậy chọn đề tài viết đã khó; để nhà sản xuất phim chấp nhận lại càng khó khăn hơn.
Nhà biên kịch Nguyễn Văn Cự: Đúng là muốn có phim hay thì nhất định phải có kịch bản hay. Điều này hoàn toàn phải dựa vào những nhà biên kịch giỏi. Tuy nhiên, một bộ phim truyền hình hay không chỉ cần có kịch bản hay mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa. Chẳng hạn kinh phí cho sản xuất, trường quay, kỹ xảo... Ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề này đều rất khó khăn. |
Tôi xin kể một câu chuyện thế này: Một số nhà văn có tiểu thuyết được giải cao trong các cuộc thi ngỏ ý muốn tôi chuyển thể thành kịch bản phim truyện truyền hình. Tôi đọc và thấy tiểu thuyết của họ viết rất hay. Nhưng nếu bỏ công sức để chuyển thể thành kịch bản phim chắc không có nhà sản xuất nào dựng phim ấy. Tại sao vậy? Vì tính thời sự không còn và vấn đề được đề cập trong tiểu thuyết xã hội ngày nay không còn nhiều người quan tâm. Vậy thì sản xuất phim cho ai xem? Hơn nữa, những vấn đề nêu trong tiểu thuyết, đâu đó ở bộ phim này hay bộ phim kia cũng đã đề cập đến. Một vấn đề nữa là câu chuyện đó chỉ hấp dẫn người đọc tác phẩm văn học và mới là ý tưởng cho nhà biên kịch thôi. Còn kịch bản phim lại phải có kịch tính và xung đột liên tục bằng hình ảnh; thậm chí xung đột ngay trong từng lời thoại. Nếu không, người xem phim sẽ đánh giá “Phim nhạt quá” và không xem nữa.
PV: Có một số nhà chuyên môn cho rằng, khâu đào tạo người viết kịch bản không được chú trọng trong giảng đường, thường là sau này khi vào nghề viết lâu dần thành quen tay. Vậy theo ông, vấn đề lớn nhất của kịch bản truyền hình hiện nay là gì?
NBK Nguyễn Văn Cự: Tôi nghĩ rằng, người xem phim truyền hình là để giải trí là chính (kể cả đó là phim chính luận hay hình sự). Vậy kịch bản phim phải hay, tức là có kịch tính để hút người xem. Có câu “Không thày đố mày làm nên”, do vậy làm nghề gì cũng phải học cả. Chỉ có điều là học thế nào mà thôi. Có người đến lớp đào tạo bài bản; có người tự học, rồi mầy mò làm mãi thành quen. Nhưng trong sáng tác văn học nghệ thuật thì năng khiếu mới là yếu tố quyết định. Một người không có năng khiếu trời phú thì có đào tạo bao lâu cũng không thể trở thành nhà văn hay nhà biên kịch được. Nhưng khi đã có năng khiếu, lại được học bài bản thì chắc chắn sẽ thành nhà biên kịch tài ba.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hoài
(thực hiện)
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05