Nguyên tắc đóng gói ba lô trong quân đội giúp bạn du lịch dễ dàng hơn
Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc | |
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang | |
Mách bạn kinh nghiệm cho con đi du lịch |
Có những người mà đóng gói hành lý đối với họ giống như một bộ môn nghệ thuật. Đó là những người lính, thủy quân lục chiến và thủy thủ. Họ chắc chắn bắn giỏi hơn bạn, đứng nghiêm lâu hơn và sắp xếp đồ nhanh, gọn gàng và đúng kỹ thuật hơn bất kỳ người nào bạn biết. Vì vậy, hãy tham khảo những lời khuyên của các binh lính phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ để chuẩn bị cho chuyến đi tiếp theo của mình.
1. Có không gian sắp xếp đồ
Bạn muốn biết tại sao các nhân viên phục vụ trong quân đội có thể thành thạo việc sắp xếp hành lý đến thế không? Họ thực hành. Lời khuyên của họ dành cho bạn nghe khá kì cục nhưng đó là: đóng gói hành lý, dỡ ra, rồi đóng gói lại. Lặp đi lặp lại vài lần trước khi bạn bắt đầu đi. Việc này không chỉ giúp bạn làm tốt hơn mà còn giúp bạn nhớ vị trí của các đồ vật trong vali, vì thế, bạn có thể nhanh chóng lấy ra khi cần.
Dọn dẹp một không gian đủ rộng, có thể trên giường hoặc sàn nhà để bạn có thể để những đồ cần mang theo ra. Nói như một Thủy quân lục chiến thì “Có một không gian xếp đồ giúp bạn suy nghĩ cẩn thận hơn những gì bạn sẽ cần và sắp xếp theo thứ tự dễ dàng hơn”.
2. Sắp xếp theo thứ tự ngược
Cách tốt nhất để xếp đồ theo lời khuyên của một người lính là thực hiện theo thứ tự ngược. Tức là, đồ đạc nào cần đầu tiên sẽ là món đồ xếp cuối cùng. Vì thế, chiếc áo ngủ bạn sẽ cần trong đêm đầu khi bạn đến khách sạn thì hãy xếp tất cả mọi thứ xong mới xếp đến nó, tức là chiếc áo sẽ nằm trên cùng. Chiếc quần jeans bạn có thể không cần tới? Hãy xếp chúng vào vali ở thứ tự đầu tiên, nằm ở dưới cùng.
3. Có chiến lược về trọng lượng
Nếu bạn đi phượt và mang theo một chiếc ba lô lớn thì hãy ghi nhớ mẹo sắp đồ này: “Những món đồ nào nặng nhất xếp ở khu trung tâm của ba lô, gần xương sống của bạn nhất. Như vậy, nó sẽ tập trung trọng lượng vào cơ thể thay vì kéo trĩu người bạn xuống”.
Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng đối với vali. Chia vali ra làm ba phần. 1/3 dưới cùng là những đồ nặng vừa, ở giữa là đồ nặng nhất và trên cùng là những đồ vật nhẹ.
4. Gập, cuộn và buộc
Sau khi bạn đã nghĩ xong về trọng lượng đồ vật, hãy chú ý tới hình dáng của chúng. Bạn nên gấp đồ lót, tất, áo phông thành cùng một kích cỡ và hình dáng, như vậy sẽ giúp xếp chúng bên cạnh nhau phẳng hơn và tốn ít diện tích hơn.
Với những quần áo to như ác khoác, thay vì gấp thì hãy cuộn lại. Một cựu chiến binh đã chia sẻ rằng, ông cuốn những quần áo to thật chặt rồi buộc lại bằng một sợi dây để chúng không thể bung ra trong ba lô.
5. Tưởng tượng như bạn đang xây một bức tường
Một cách khác để hình dung về việc đóng gói là hãy sắp xếp đồ đạc theo cách mà bạn xây một bức tường gạch. Giày và túi nhỏ đóng vai trò như các viên gạch. Áo sơ mi, áo phông, đồ lót, quần dài đóng vai trò như vữa lấp đầy không gian ở giữa. Như vậy, đồ đạc vali của bạn sẽ được lèn chặt, không bị xê dịch trong chuyến đi.
6. Khi băn khoăn, hãy mang thêm tất
Nếu vali vẫn còn không gian trống, bạn có thể nhét thêm vài đôi tất đã cuộn lại. Tất không những giữ hành lý của bạn chặt hơn mà còn cần cho đôi chân, nhất là những chuyến đi phải đi bộ nhiều vì chúng sẽ ẩm ướt sau một ngày dài đi bộ, khiến chân bạn phồng rộp và khó chịu.
7. Túi trong túi
Để đóng gói một túi đồ lớn, bạn cần các túi nhỏ hơn. Ví dụ, bạn sẽ cần một túi đựng các loại dây, xạc và đồ điện tử, một túi đồ cá nhân, một túi mũ và găng tay. Bạn không cần mua các loại túi đắt tiền làm gì, túi Ziploc bằng nilon hoặc túi vải có khóa kéo đều rất hữu ích.
Chiếc túi đặt trên cùng sẽ là túi đựng những đồ vật mà bạn cần nhanh nhất và thường xuyên nhất. Ví dụ như tài liệu (cho một chuyến đi công tác), xạc điện thoại, tai nghe, snack, một vài đồ vệ sinh cá nhân hay một chiếc áo khoác mỏng tùy vào điều kiện thời tiết.
8. Chỉ mang theo những gì bạn cần
Hãy mạnh dạn để lại nhà những thứ mà bạn nghĩ là “có thể” cần đến. Khi chuẩn bị không gian để xếp đồ, bạn hãy đặt tất cả những vật “có thể” cần sang một bên. Việc này sẽ giúp bạn xếp những đồ đạc cần thiết trước tiên và xếp vào chỗ trống còn lại những thứ “có thể” cần kia.
9. Đầu tư vào balô tiện dụng
Các quân nhân rất trung thành với đồ vật cá nhân của họ nên không có gì ngạc nhiên nếu họ ủng hộ bạn mua một chiếc ba lô hay vali mà bạn thật sự thích. Một người lính nói “Nếu có một cái ba lô kiểu dáng hợp lý, một túi đựng đồ tiện dụng, hay một dụng cụ trọng lượng nhẹ, tôi sẽ mua vì chúng giúp tôi tiết kiệm thời gian, khối lượng và không gian”. Mặc dù anh không đề cập đến giá cả, nhưng di chuyển nhanh, chất lượng sử dụng và đóng gói gọn gàng là những lợi ích mà bạn nên đầu tư khi nói tới túi đựng đồ du lịch. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những lợi ích mà chúng mang lại cho mình.
Theo H.Nguyên/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21