Người tiêu dùng đã hết chạy theo phong trào?
Trong tháng cô hồn, người Việt kiêng kỵ gì? | |
Môi giới bất động sản có còn ngại "tháng cô hồn"? | |
Rằm tháng 7 có nên tin chuyện ma quỷ quấy dương thế? | |
Kinh doanh hốt bạc trong tháng cô hồn |
“Hàng hiệu” hết hút khách
Hằng năm đến rằm tháng 7 âm lịch, những con phố chuyên bán đồ hàng mã nổi tiếng ở Hà Nội như phố Hàng Mã, Lương Văn Can (Hoàn Kiếm, Hà Nội)... lại tấp nập người mua, kẻ bán. Bên cạnh những đồ dùng, hàng hóa cho người cõi âm có tính chất đơn giản, truyền thống như: Ngựa, quần áo, giày dép, tiền vàng… nhiều sản phẩm bằng vàng mã như: Tivi, máy giặt, ôtô, nhà lầu… có mức giá từ vài trăm đến hàng triệu đồng vẫn thu hút không ít khách hàng.
Phố Hàng Mã tấp nập người mua đồ cho người cõi âm. Ảnh Đỗ Đạt |
Theo chia sẻ của một số chủ cửa hàng ở phố Hàng Mã, năm nay giá thành các mặt hàng dùng cho người cõi âm không có biến động nhiều. Theo đó, giá một bộ sản phẩm trọn vẹn gồm quần áo, giày dép, trang sức, đồ dùng cho người cõi âm loại thường có giá từ 35.000 – 80.000 đồng/bộ, loại cao cấp hơn có giá từ 80.000 – 140.000 đồng/bộ. Các loại ô tô, xe máy, biệt thự cao cấp đầy đủ tiện nghi bên trong có giá từ khoảng 150.000 – 250.000 đồng. Bộ đồ công nghệ Iphone, Ipad đủ tai nghe, bộ sạc có giá 150.000 đồng…
Chị Huyền, một người bán hàng trên phố Hàng Mã cho biết, người sống dùng đồ gì thì hàng mã ở đây đều có hết, giá các mặt hàng cũng phong phú, đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và có giá chỉ từ vài chục cho đến hàng trăm nghìn đồng. “Cũng như mọi năm, năm nay bên cạnh mặt hàng quần áo, giày dép, mũ nón, tiền vàng âm phủ…một số mặt hàng như Iphone, Ipad, xe ô tô, nhà lầu (bằng giấy) vẫn hút khách. Tuy nhiên, điều khá lạ là các đồ hàng mã đắt tiền lại không có nhiều người mua. Năm ngoái có người còn đến đặt cả đôi phu thê, đồ massger, hay các biệt thự nhà lầu độc đáo có giá lên đến tiền triệu, nhưng năm nay thì chưa thấy có đơn hàng nào độc và dị cả”, chị Huyền nói.
Đang lựa chọn đồ hàng mã cho mâm lễ gia đình, anh Đinh Văn Mạnh (Đội Cấn, Ba Đình) cho biết, mấy năm trước vì nghĩ mua nhiều đồ đắt tiền, nhà cao, cửa rộng bằng hàng mã cho tổ tiên, thì khi hóa tổ tiên, ông bà sẽ nhận được hết. Thế nhưng bây giờ nghĩ lại mới thấy lãng phí, mình nghĩ cúng bái, hương khói cốt ở cái tâm, nếu không thành tâm thì dù có cúng mâm cao, cỗ đầy thì cũng không có nghĩa lý gì. “Năm nay tôi chỉ mua ít quần áo, giầy dép, tiền vàng để cúng lễ tổ tiên gọi là lòng thành, chứ cũng không quá cầu kỳ như mọi năm. Mua sắm nhiều, rồi lại đốt, vừa lãng phí lại vừa lo đi tìm chỗ để đốt”, anh Mạnh cho hay.
Cúng giỗ cũng cần phải có hiểu biết
Với quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng 7”, có thể thấy thời gian qua, nhiều gia đình dù kinh tế không khá giả, nhưng cũng cố gắng để sắm đầy đủ bộ lễ cúng trọn vẹn, thể hiện đạo lý làm con.
Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của ngày lễ Vu lan, sau đó mới sắm lễ lạt cho phù hợp, chứ không nên đốt nhiều vàng mã, nhà lầu, xe hơi…đó là có tội với những kiếp đời đã qua, đừng chạy theo đời mà hãy chạy theo đạo. Đó chính là đạo lý của mỗi con người”, G.S Biền nói. |
Đề cập đến vấn đề trên, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian G.S Trần Lâm Biền cho rằng, việc đốt vàng mã thể hiện văn hóa ứng xử của người sống với người đã khuất, là tình cảm đạo lý của người sống dành cho tổ tiên, cha mẹ. Thời gian qua nhiều gia đình, cá nhân có điều kiện đã mua sắm nhiều đồ dùng sinh hoạt đắt tiền, hiện đại cho người cõi âm, nhưng mà họ quên đi rằng đó là việc làm “coi thường” người đã mất, thậm chí thể hiện sự thiếu hiểu biết. Đấy chỉ là một sự khoe mẽ, ganh đua giữa những con người lắm tiền, nhiều của.
Theo tôi, chúng ta phải hiểu ý nghĩa của ngày lễ Vu lan, sau đó mới sắm lễ lạt cho phù hợp, chứ không nên đốt nhiều vàng mã, nhà lầu, xe hơi…đó là có tội với những kiếp đời đã qua, đừng chạy theo đời mà hãy chạy theo đạo. Đó chính là đạo lý của mỗi con người”, G.S Biền nói.
Cùng chung quan điểm với G.S Biền, Hòa Thượng Thích Chơn Phương, trụ trì chùa Viên Đình (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) cho rằng, âm – dương hai thế giới hoàn toàn khác biệt, thậm chí nó chỉ có trong trí tưởng tượng của mỗi người, việc cảm nhận được đã khó chứ đừng nói đến việc gửi tiền vàng, nhà cửa, xe hơi, giết mổ gà lợn…Thậm chí, nếu việc này diễn ra quá nhiều, không chỉ người trần có lỗi lãng phí, sát sinh quá nhiều, mà theo quan niệm của đạo phật người “cõi âm” cũng phải chịu tội cùng. Khi đó linh hồn của họ sẽ khó siêu thoát. Cách làm tốt nhất là tĩnh tâm và đọc kinh cầu nguyện cho người đã khuất, như thế người ở thế giới bên kia mới nhẹ nhàng siêu thoát.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 18:33