Người thương binh viết sách

(LĐTĐ) Ở tuổi 73, thương binh Lê Phương vẫn miệt mài viết sách. Khoan hãy xét xem giá trị nội dung và nghệ thuật, chỉ nghĩ  tới  một thương binh đã vào tuổi thất thập cổ lai hy, vẫn dành công sức, tiền bạc để  sưu tầm, viết nên pho sách đồ sộ “Kiến văn tạp lục thời @”, đã thấy  trân trọng niềm đam mê của ông.
nguoi thuong binh viet sach Bà Lê Thị Thu Trang: Chủ tịch công đoàn đam mê thiện nguyện
nguoi thuong binh viet sach Đỗ Quang Trung: Trưởng thành từ những đam mê
nguoi thuong binh viet sach Niềm đam mê nhiếp ảnh của cựu giáo viên Toán học

Từ niềm đam mê đọc sách đến “Kiến văn tạp lục thời @”

Ngày còn nhỏ ông đã mê sách. Mỗi khi có tiền, ông mua sách chứ không ăn quà. Sau này lớn lên, đi bộ đội chiến đấu rồi bị thương, chuyển ngành, ông vẫn giữ một thú vui đọc sách. Đọc mà nhớ, nhớ gần hết truyện Kiều. Giao lưu với bạn bè, ông cũng chen vào mấy câu Kiều, để dẫn dụ và bình phẩm. Năm 2007, Lê Phương nghỉ hưu. Sau 2 năm nghỉ ngơi, ông nghĩ tới viết lách.

Ông đọc, chép các tư liệu, chắt lọc từ những trang sổ tay ghi chép về những nhân vật, phong cảnh các miền quê…Tất cả được tập hợp lại, viết thành từng bài ngắn, với một ý tưởng giản dị là: Chép lại để nhớ, để truyền lại cho con cháu. Ban đầu ông đặt tên sách “Đến những nẻo đường”. Về sau trong lần trò chuyện với bạn bè, ông thêm một ngoặc đơn, nghe là lạ “Kiến văn tạp lục thời @”.

nguoi thuong binh viet sach
Ông Lê Phương và những cuốn sách biên soạn

Có thể gọi đây là một pho sách “khủng”. Cuốn thứ nhất có tên “Quê cha đất tổ”. Cuốn sách có 115 bài, chấm phá cô đọng nhất về những địa danh: Côn Sơn, Kiếp Bạc, Thành Đông … Rồi các nhân vật lịch sử Chu Văn An, Phạm Sư Mệnh, Trần Quốc Tuấn ... Dường như có chủ ý, ngay từ bài đầu tiên, ông viết “Về quê”, tức làng Song Động, xã Tân An, Thanh Hà, nơi ông sinh ra và lớn lên rồi từ đấy, lan tỏa sang các miền quê khác trong tỉnh … Mỗi bài đều có in từ 1-2 tấm ảnh màu để minh hoạ .

Tương tự như thế, cuốn thứ 2 trở đi chủ đề về Hà Nội, xứ Đoài, kinh Bắc … về đất và người Việt Bắc, khúc ruột miền Trung, Nam Bộ, Tây Nguyên …

Cứ như thế, Lê Phương đã hoàn thành nhiều cuốn sách dầy dặn. Đến cuốn thứ 61, tác giả ghi chép về “thế giới trẻ thơ”. Hình ảnh con vật như trâu, bò, ngựa, ngan, ngỗng, cua, cáy, ruốc, rươi, tôm, hến, kể cả các loài cây gần gũi như cây sung, cây khế, đa … cũng được kể đến.

Chú ý nhất là cuốn 30, ông viết về các “Biển đảo Việt Nam”. Hầu như tất cả các vịnh, đảo, cửa biển quan trọng của đất nước đều được viết rõ ràng mạch lạc. Và cuốn số 52 chuyên về Cách mạng Việt Nam, không quên các trận đánh lịch sử chống giặc bảo vệ Tổ quốc. Lê Phương cũng giành một cuốn 60 nói tới các nhà trí thức thời đại Hồ Chí Minh. Và cuốn thứ 64 ông kỳ công sưu tầm được những bài thơ hay, mang chủ đề Bài ca người lính.

Để viết được cuốn sách đồ sộ này, Lê Phương đã trang bị cho gia đình một tủ với gần 1000 cuốn sách. Chỉ kể riêng loại Từ điển, đã có hàng chục cuốn, nào Từ điển bách khoa tri thức, Từ điển văn học, đến Từ điển phổ thông …Ông sưu tầm, ghi chép suốt 50 năm qua, trên những nẻo đường tổ quốc, từ nam ra bắc, từ rừng xuống bể. Đến vùng nào, Lê Phương đều ghi chép, tìm hiểu ngọn ngành, rồi về chắt gạn ra, giống người xưa, nhà bác học Lê Quý Đôn viết “Kiến văn tiểu lục” vậy.

Ông viết bằng bút bi. Các con thương bố, mua máy vi tính về, ông học và tự đánh máy, từ đó ông đã bớt đi phần nào khó nhọc. Như con kiến tha lâu đầy tổ, căn phòng hẹp của Lê Phương, những cuốn sách cứ nhiều lên, dầy lên, sáng lên bởi những cuốn sách bìa đỏ thắm đặt trên giá .

Ánh sảng toả rộng từ căn phòng chật hẹp

Cho đến nay, ông viết được hơn 100 cuốn, mỗi cuốn dày khoảng 600 trang, khổ giấy A5, có in ảnh màu, chú giải tỷ mỷ. Bìa cứng. Phần mục lục của cả bộ sách, ông phải in thành một cuốn riêng, cũng dày 600 trang giấy.

Ông tự làm lấy hết, nhưng nhiều việc không thể tự làm được, phải bỏ tiền chi phí, như mua giấy, in ảnh màu, đóng sách … mỗi cuốn chi ngót 700 nghìn đồng, tính ra cũng mất trên 50 triệu đồng. Tôi nhẩm tính: bộ sách sẽ nặng tới 2 tạ, với hơn 5 vạn trang giấy, chồng lên cao ngót 3 mét. Gấp rưỡi chiều cao tác giả.!

Hỏi mục đích viết sách, ông cười thật thà: “Trước hết là tạo ra niềm vui đọc sách. Bởi muốn viết phải đọc, phải động não. Viết là công việc tổng hợp của sự ghi nhớ, chắt lọc kiến thức. Mỗi lần viết, thêm một lần ghim lại kiến thức trong vỏ não, sau là lưu giữ cho mình, cho con cháu mình. Cũng là cách giáo dục cho thành viên gia đình về văn hoá đọc. Đây còn là để giao lưu bạn bè …"

Bà Nguyễn Thị Hiền, vợ ông ngồi bên xen vào câu chuyện: “Thấy ông ấy say sưa với thú vui riêng, tôi cũng chẳng biết nói gì. Hàng ngày 2-3 lần tôi phải gọi ông xuống ăn cơm, xong lại lên phòng đóng cửa làm việc, ghi chép”.

Tôi đã lên căn phòng làm việc của Lê Phương. Thực ra nó ở trong ngôi nhà xây đã cũ, tường ngoài mốc meo, lọt thỏm vào một ngõ hẹp, thuộc phố Nguyễn Hữu Cầu, phường Ngọc Châu (thành phố Hải Dương). Phải qua một cầu thang độc đạo mới đến. Gọi là độc đạo vì nó hẹp đến mức nếu hai người lên xuống cùng lúc, không thể tránh được nhau.

Căn phòng rộng ngót 10 m2, xung quanh là giá sách, còn lại kê được chiếc giường nhỡ và chiếc bàn đặt máy vi tính.Chính từ cái căn phòng chật hẹp này, ông Phương đã tìm ra kho tri thức và một thế giới rộng lớn, không cùng.

Ông Lê Phương sinh năm 1947 tuổi Đinh Hợi, nay đã vào tuổi 73. Ăn tết xong ông đổ bệnh. Người thương binh giờ phải nằm trên giường không viết được nữa.

Cầu cho ông mau khỏi bệnh, lại nhen lên ngọn lửa đọc sách và viết sách.

Khúc Hà Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Xem thêm
Phiên bản di động