Người nặng lòng tri ân các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Với những gì đã làm trong suốt những năm qua, ông Lâm Văn Bảng (Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng) đích thực là một cán bộ, một chiến sĩ đầy nhiệt huyết với dân với nước nói chung, với những đồng đội đã hy sinh vì cách mạng nói riêng, một tấm gương sáng về tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… 
nguoi nang long tri an cac anh hung liet si Tri ân các anh hùng liệt sỹ và thương bệnh binh tỉnh Phú Thọ
nguoi nang long tri an cac anh hung liet si Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ
nguoi nang long tri an cac anh hung liet si Ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ trên mảnh đất “Tháp Mười anh dũng”

Năm 1963, sau khi tốt nghiệp trường phổ thông cấp II, Lâm Văn Bảng đi làm công nhân giao thông. Năm 1965, trước tình hình giặc Mỹ leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc, ông lên đường nhập ngũ, được biên chế vào đại đội 16, trung đoàn 52, sư đoàn 320. Tháng 2 năm 1966 đơn vị của ông đi B vào Nam chiến đấu. Ngày 10/12/1966, ông Bảng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp chiến đấu ở Bù Đốp.

nguoi nang long tri an cac anh hung liet si
Ông Lâm Văn Bảng – Bí thư chi bộ, Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng

Cuối năm 1967, ông được đi huấn luyện để chuẩn bị đánh vào Sài Gòn. Trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, đơn vị của ông tiến đánh trường huấn luyện Quang Trung của địch. Trong trận đánh vào Sài Gòn đợt 2, ngày 15/5/1968, ông Bảng bị thương và bị giặc bắt. Địch đưa ông về trại giam Biên Hòa. Từ đây, ông bước vào một trận chiến thầm lặng trong nhà tù của đế quốc. Thời gian ở trại giam Biên Hòa, ông làm Bí thư Chi bộ phòng 18.

Tháng 10/1970, địch chuyển ông ra giam ở phân khu B2 Phú Quốc, tại đây, ông tham gia cấp ủy T6. Ở trong tù, tuy bị giam cầm, bị tra tấn và hành hạ rất dã man, nhưng giặc không thể giam cầm, kiểm soát được ý chí chiến đấu của những người cộng sản như ông. Với cương vị cấp ủy trong nhà tù, ông đã cùng với tổ chức Đảng bí mật tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, rèn luyện ý chí chiến đấu cho đồng chí đồng đội.

Lâm Văn Bảng còn rất thông minh, sáng tạo. Từ vết thương của mình nên thường được ra băng bó, đó là điều kiện để ông bí mật liên lạc với bên ngoài, với các phòng giam khác. Ông còn cùng với đồng chí của mình dũng cảm, mưu trí, lợi dụng lúc điểm danh, đã tráo người tổ chức vượt ngục 2 lần cho hai đồng chí thành công mà địch không làm gì được.

Năm 1973, cùng với thắng lợi của ta tại hội nghị Paris, ông Bảng cùng đồng đội được trao trả tù binh. Năm 1974, ông được điều về công tác tại ngành giao thông. Năm 1976, ông được cử đi học nghiệp vụ kỹ thuật cầu đường, rồi chuyển về đoạn quản lý quốc lộ 1 Hà Tây. Năm 1979, được chuyển về Trạm thu phí đường bộ phía nam Cầu Giẽ và công tác ở đó đến tháng 11 năm 2003 thì nghỉ hưu.

Ngay từ những ngày đi chiến đấu, ông Bảng và đồng đội đã từng chứng kiến hình ảnh nhiều đồng đội hy sinh rất dũng cảm tại chiến trường, rồi khi bị tù đày, chế độ nhà tù của đế quốc Mỹ rất tàn bạo, đói ăn, khát uống, bị đánh đập, tra tấn rất dã man. Điều đó khiến ông Bảng vô cùng xúc động, cảm thấy như mình mắc nợ những đồng đội đã hy sinh. Ông suy nghĩ phải làm gì để tỏ lòng tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Ý tưởng muốn xây dựng một Phòng truyền thống, hoặc một Bào tàng để lưu giữ, trưng bày những kỷ vật, những tài liệu… là chứng cứ tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc. Bây giờ được nghỉ hưu, đây là dịp có điều kiện để thực hiện ý tưởng đã ấp ủ bấy lâu. Ông Bảng đem ý tưởng đó báo cáo với đại tá Tô Diện - Cục Phó Cục Dân vận Quân đội Nhân dân Việt Nam được đồng chí Tô Diện rất ủng hộ, động viên.

Ông Bảng tập hợp một số cựu tù binh Phú Quốc và các nhà tù khác, liên hệ với Ban liên lạc tù binh ở các nơi như: Hà Nội, Long An, Sài Gòn… vào Nam ra Bắc sưu tầm tài liệu, hiện vật có giá trị tố cáo tội ác của đế quốc và tinh thần dũng cảm của anh em tù binh làm tư liệu cho Phòng truyền thống.

nguoi nang long tri an cac anh hung liet si
Ông Bảng giới thiệu các hiện vật tại bảo tàng

Việc khó khăn là xây dựng Phòng truyền thống ở đâu. Rất may là các anh ruột của ông Bảng nhất trí để em mình xây dựng Phòng truyền thống ngay trên đất của tổ nghiệp nhà mình. Phòng truyền thống ra đời, buổi đầu có 5 phòng với hơn 1.000 hiện vật, hình ảnh, tư liệu. Sau đổi tên là Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày - là một Bảo tàng tư nhân với phương châm bốn tự: Tự nguyện, tự túc, tự quản, tự chịu trách nhiệm.

Bảo tàng đi vào hoạt động được tuyên truyền, giới thiệu, dần dần có tiếng vang, đây là một địa chỉ đỏ… Tiếng vang lan tỏa và được nhiều tổ chức, cán bộ về thăm, trong đó có đồng chí Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa và đồng chí Giám đốc Sở Văn hóa Hà Tây trước đây về thăm, rất tâm đắc với mô hình Bảo tàng của Lâm Văn Bảng nên đã hướng dẫn, giúp đỡ làm thủ tục thành lập Bảo tàng. Ngày 11/10/2006, UBND tỉnh Hà Tây đã ban hành Quyết định số 1711-QĐ/TU về việc thành lập Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên.

Từ đây, Bảo tàng có điều kiện quảng bá rộng rãi hơn. Nhiều cơ quan đơn vị ở trong huyện và các nơi về tham quan, tri ân các anh hùng liệt sĩ. Giám đốc Bảo tàng Lâm Văn Bảng được nhiều nơi, nhiều ngành, nhiều trường học mời đi nói chuyện và trưng bày, để giáo dục truyền thống cho cán bộ, học sinh, sinh viên. Đây là dịp Giám đốc Bảo tàng Lâm Văn Bảng tố cáo tội các của đế quốc, nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất, hy sinh anh dũng của các chiến sĩ trong nhà tù, truyền lửa cho các thế hệ…

Trong các dịp hè hằng năm, đoàn thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên trong và ngoài huyện về dâng hương, báo công, tham quan và đọc sách báo, xem phim tư liệu, giao lưu với nhân chứng lịch sử. Từ ngày thành lập đến nay, do hoạt động tốt và có tác dụng giáo dục truyền thống sâu sắc, Bảo tàng đã được nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều tướng lĩnh quân đội, nhiều trường học và cả khách quốc tế đã về thăm…

Bây giờ, cơ ngơi của Bảo tàng đã khang trang hơn, tọa lạc trên khu đất 2.000m2, gần 4.000 hiện vật, tranh ảnh, tài liệu, tư liệu, mô hình… được trưng bầy gồm 10 khu vực. Trong Bảo tàng có một đền thờ Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ - nơi mà khách về tham quan chiêm ngưỡng, thắp hương tưởng niệm tỏ lòng tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nước vì dân.

Hoạt động với 4 phương châm: Tự nguyện, tự túc, tự quản, tự chịu trách nhiệm, những người phụ trách hoạt động trong Bảo tàng không có chế độ đãi ngộ gì, nhưng với tình nghĩa đối với đồng đội đã hy sinh, họ hoạt động rất tích cực, rất say mê. Chi bộ Bảo tàng do đồng chí Lâm Văn Bảng làm Bí thư. Bảo tàng hiện có 16 người do ông Bảng làm Giám đốc và 3 phó Giám đốc. Tất cả các thành viên mỗi người một việc đều rất nhiệt tình, tâm huyết, dành cả tình cảm đối với đồng chí, đồng đội đã hy sinh.

Để tăng thêm sức mạnh cho công tác tuyên truyền, Bảo tàng còn thành lập “Đội tiếp lửa truyền thống cách mạng” có trên 30 người với hơn 40 đạo cụ. Nhiều tiết mục, chủ yếu là ca khúc cách mạng do thành viên của Đội làm đạo diễn, biên đạo múa… biểu diễn khá sinh động, hấp dẫn. Đặc biệt đội trống biểu diễn khá sôi động, có lời bình hòa trong âm vang của dàn trống sôi nổi, hoành tráng, làm say lòng người.

Đội tiếp lửa truyền thống của Bảo tàng đã từng giao lưu với nhiều đơn vị bạn, đã từng biểu diễn trước Tượng đài Lý Thái Tổ, Quốc Tử Giám, Gò Đống Đa (Hà Hội), Khu Cháy (Ứng Hòa), Hòa Lạc (Hà Nam), tỉnh Bắc Ninh và nhiều nơi khác…

Từ Phòng truyền thống đến Bảo tàng, từ ý tưởng mà ông Lâm Văn Bảng nung nấu nhiều năm nay, bây giờ đã thành hiện thực, trở thành một địa chỉ đỏ. Suốt cả cuộc đời từ trai trẻ cho đến nay đã ở tuổi 75, ở bất cứ cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý của các cấp, các ngành.

Trong quân ngũ ông được tặng 2 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang, 2 Huân chương giải phóng, nhiều danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ. Gần 20 Bằng khen của các cơ quan từ Bộ, ngành đến cấp Tỉnh, Thành phố; danh hiệu Người tốt - Việc tốt, Công dân Thủ đô ưu tú và được Nhà nước tặng danh hiệu cao quý Huân chương Lao động hạng Ba.

H.Duy – C.Quế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động