(LĐTĐ) Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam miễn phí vé vào cửa với tất cả khách tham quan vào ngày 17/5/2020 (Chủ nhật) tới đây.
(LĐTĐ) Ngày 15/5, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố Quyết định thành lập Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(LĐTĐ) Hà Nội sẽ có một bảo tàng thiên nhiên cấp quốc gia, tầm cỡ khu vực và thế giới, đáp ứng nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa, khoa học nghiên cứu, giáo dục khoa học, phục vụ lợi ích cộng đồng.
(LĐTĐ) Hiện nay, xu hướng xây dựng nhà Bảo tàng nghề truyền thống ở Thủ đô do cộng đồng làng nghề tổ chức góp sức hoặc do từng cá nhân có điều kiện xây dựng nên ngày càng phổ biến, nhằm lưu giữ, giới thiệu lịch sử, đặc trưng và những thành tựu nghề truyền thống của gia đình hoặc cộng đồng làng xã.
(LĐTĐ) Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã trở thành điểm đến của nhiều đoàn khách tham quan, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên, các đồng chí lão thành cách mạng và thân nhân các liệt sĩ.
(LĐTĐ) Với những gì đã làm trong suốt những năm qua, ông Lâm Văn Bảng (Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng) đích thực là một cán bộ, một chiến sĩ đầy nhiệt huyết với dân với nước nói chung, với những đồng đội đã hy sinh vì cách mạng nói riêng, một tấm gương sáng về tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…
(LĐTĐ) Hội Cựu chiến binh huyện Phú Xuyên vừa phối hợp cùng Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày (ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều) tổ chức triển lãm ảnh và tọa đàm “Cựu chiến binh huyện Phú Xuyên 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc định hướng hoạt động bảo tàng.
(LĐTĐ) Di tích cột cờ Hà Nội (còn gọi là Kỳ đài) nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình, Hà Nội). Đây là địa điểm duy nhất còn nguyên vẹn như thuở ban đầu trong quần thể Hoàng thành Thăng Long và từ lâu đã trở thành một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
(LĐTĐ) Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) do dân làng Lai Xá tự nguyện xây dựng, đã giúp cho du khách hiểu hơn về hơn một thế kỷ làm nghề của thế hệ đi trước.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có Thư kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến tặng những tài liệu, hiện vật liên quan đến lịch sử hình thành, phát triển của Mặt trận.
Không đơn giản chỉ là nơi trưng bày, những bảo tàng này còn rất đẹp và mang kiến trúc vô cùng ấn tượng.
Sáng 15/5, tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá đã được khai trương. Đây là bảo tàng đầu tiên do cộng đồng một thôn đầu tư và tổ chức trưng bày giới thiệu về truyền thống của một làng nghề - Làng nghề nhiếp ảnh.
Chương trình “Khám phá Tết Việt” sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vào ngày 20/1/2017 (23 tháng Chạp). Mừng xuân Đinh Dậu - 2017, tại bảo tàng này còn tiến hành một số hoạt động văn hóa khác.
“Để công chúng tò mò tìm đến bảo tàng thì dễ, nhưng làm thế nào đề người ta quay trở lại nhiều lần thì mới khó”. Đây chính là một trong những vấn đề mà PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nêu ra khi bàn về vấn đề thu hút khách đến bảo tàng thế nào?