Người “giữ lửa” cho làng lụa Vạn Phúc
“Làng rắn” | |
Làng nghề làm hương ở Tây Ninh lọt tốp ảnh đẹp nhất tuần | |
Làm giàu từ hoa Lan giữa lòng Hà Nội |
Người tiếp lửa nghề
Cần cù, năng động, sáng tạo… là những nhận xét chân thành của người dân làng lụa khi nói về ông Phạm Khắc Hà. Ở cái tuổi ngoài 60, đáng lẽ như bao người sẽ tìm hướng an nhàn để dưỡng già nhưng ông Hà thì khác, ông luôn tâm niệm với bản thân rằng, quyết không cam chịu đói nghèo, phải luôn nỗ lực tìm cách thoát nghèo và làm điều có ích cho cộng đồng.
Sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống cách mạng, tháng 5/1971, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, người thanh niên Phạm Khắc Hà hăng hái đăng ký nhập ngũ, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau quá trình huấn luyện, ông Hà được tuyển chọn vào Đại đội 26, tiểu đoàn 12, thuộc Bộ tư lệnh Đặc công. Binh chủng Đặc công của ông Hà có thể coi là đơn vị trẻ nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam thời điểm đó nhưng đồng thời cũng nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tác chiến.
Một góc làng nghề lụa Vạn Phúc. Ảnh: Đinh Luyện |
Là một người lính, hơn ai hết ông Hà và những đồng đội của mình phải trải qua những lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết. Mỗi lần chứng kiến đồng đội hy sinh, ông lại cảm thấy đau đớn như mất đi một phần da thịt. Một trong những trận đánh ác liệt, in đậm trong tâm trí ông Phạm Khắc Hà là vào đêm tháng 6/1972, đơn vị của ông nhận lệnh đánh vào Trung tâm Truyền tin núi Bà Rá thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước). Trận đánh này khiến không ít đồng đội của ông hi sinh. Riêng ông Hà, trong trận này bị thương nặng, phải chuyển ra miền Bắc điều trị và được xác định thương binh hạng 3/4. “Tôi bị thương vào đêm tháng 6/1972, trên trung tâm truyền tin. Tôi bị thương, tỷ lệ thương tật 41%. Riêng trận này, bên ta thiệt hại 4 đồng chí nhưng nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, cứ điểm kiên cố này đã bị tiêu diệt” – ông Hà bồi hồi nhớ lại.
Sau 8 năm chiến đấu, cuối năm 1977 ông Hà rời chiến trường trở về quê hương. Mặc dù mang trên người thương tích của chiến tranh nhưng với bản lĩnh của anh bộ đội cụ Hồ, quyết không lùi bước trước những khó khăn, vất vả. Ông Hà hăng hái tham gia vào phát triển kinh tế, lao động sản xuất ở địa phương. Một thời gian sau, ông Hà được cử đi học đào tạo kỹ thuật cơ khí rồi tham gia công tác tại một nhà máy thuộc Bộ Cơ khí Luyện kim thời bấy giờ.
Nhắc lại chuyện hồi sinh nghề dệt lụa, đặc biệt là việc góp công khôi phục dòng lụa vân từng một thời làm nên thương hiệu của làng, ông Hà kể: “Năm 1991, tôi nghỉ hẳn công việc tại nhà máy. Thời điểm đó, người làng bỏ nghề nhiều. Họ đua nhau bán máy dệt, gỡ bỏ khung cửi rồi bỏ làng, bỏ quê đi xứ khác làm thuê, kiếm sống… cảnh làng nghề buồn và đìu hiu lắm”.
Người làng đua nhau bỏ nghề nhưng cảnh tượng đó chẳng làm ông Hà chán nản, “chất lính” cứng cỏi luôn thôi thúc ông Hà phải giữ nghề. “Gia đình tôi đã có ít nhất 5 đời làm nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống, bản thân tôi từ khi lên 10, tuổi thơ đã gắn liền với những sợi tơ, tiếng thoi dệt lụa. Tôi luôn tâm niệm phải giữ lấy nghề vì nghề là máu thịt, mồ hôi, xương cốt cha ông làng Vạn Phúc để lại”- ông Hà bộc bạch.
Nghĩ thế, ông Hà đã tập trung vay mượn vốn để mua máy dệt. Gom góp và vay mượn được hơn 10 triệu, ông Hà đầu tư, mua liền 5 máy dệt. Những người làng bỏ nghề, thấy ông đi ngược xu hướng như vậy ai cũng cười. Không ít người bảo ông gàn dở bởi nghề chả đủ sống, đeo bám chỉ thêm mắc nợ. Ông Hà bỏ ngoài tai tất cả những lời ấy.
Năm 1991, Nhà nước có định hướng phát triển nền kinh tế thị trường thay cho cơ chế bao cấp, nắm bắt cơ hội này, ông Hà đã bàn với gia đình chuyển đổi mô hình kinh doanh - ông đi tiên phong trong phong trào sản xuất tư nhân ở địa phương.
Ông Phạm Khắc Hà – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc bên khung dệt lụa vân. Ảnh: Đinh Luyện |
Để nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường, ông quyết định đầu tư, nâng cao công cụ sản xuất, kết hợp tìm hiểu thị trường để tìm đầu ra cho sản phẩm lụa tơ tằm truyền thống. Để tạo ra sự khác biệt, ngoài những sản phẩm, mẫu mã truyền thống lâu đời, ông Hà còn sáng tạo thêm các sản phẩm mới. Sản phẩm lụa hoa dây mang đặc trưng riêng của cơ sở ông Hà ra đời. Đây là hàng lụa mỏng, có hoa nổi, hoa chìm. Điểm đặc biệt ở sản phẩm này là, hoa nổi trên mặt lụa thì bóng mịn, hoa chìm phải soi qua ánh sáng mới thấy được. Ông Hà bảo, nếu xét trìu tượng thì lụa hoa dây ẩn chứa phần nào nét đẹp dịu dàng, đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam, thuần khiết mà thanh nhã.
Hành trình hồi sinh dòng lụa quý
Người xưa có câu: “The La, lĩnh Bưởi, sồi Phùng/Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên”. Nhắc đến lụa vân, ông Hà kể, Lụa vân từng là vật phẩm tiến Vua, để triều đình sử dụng may áo dài cho các cung phi.
Lụa vân có đặc điểm là mỏng, mềm, có cả hoa nổi và hoa chìm, sờ vào thì mang đến cảm giác mịn mặt mát tay. Đặc biệt hơn cả, sắc màu lụa vân biến đổi lung linh, đa chiều, đa sắc. Hoa nổi thì bóng mịn dễ nhìn thấy. “Ðiều đặc biệt là để dệt lụa vân, người thợ phải thao tác hoàn toàn thủ công với hai loại go dây và go võng thay cho một loại go dây như các loại lụa thường. Có lẽ chính vì sự cầu kỳ, khó khăn trong khi dệt mà lụa vân đã từng bị lãng quên” – ông Hà bộc bạch.
Người làng đua nhau bỏ nghề nhưng cảnh tượng đó chẳng làm ông Hà chán nản, “chất lính” cứng cỏi luôn thôi thúc ông Hà phải giữ nghề. “Gia đình tôi đã có ít nhất 5 đời làm nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống, bản thân tôi từ khi lên 10, tuổi thơ đã gắn liền với những sợi tơ, tiếng thoi dệt lụa. Tôi luôn tâm niệm phải giữ lấy nghề vì nghề là máu thịt, mồ hôi, xương cốt cha ông làng Vạn Phúc để lại”- ông Hà bộc bạch. |
Theo lời ông Hà, muốn dệt lụa vận thì bên khung dệt phải có 2 người đứng thao tác. Mỗi ngày, sản lượng lụa dệt được vài vỏn vẹn hơn 10cm. Kỳ công là vậy nhưng cả làng Vạn Phúc, số người biết kỹ năng dệt dòng lụa này chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Sau một thời gian tìm hiểu cách thức dệt lụa vân từ cao niên làng, ông Phạm Khắc Hà đã cùng với một nghệ nhân khác là Nguyễn Văn Chính bắt tay vào phục dựng khung lụa vân. “Phải mất vài tháng chúng tôi mới dựng lại được khung dệt. Sau khi dựng được khung phải qua rất nhiều thời gian điều chỉnh. Thời điểm từ cuối năm ngoái đến giờ sản lượng lụa vân mới cho ra tốt nhất. Tôi đã cải tiến khung dệt, từ 2 người đứng dệt giờ chỉ mất 1 người điều chỉnh khung, sản lượng làm ra tương đương với lụa thường” – ông Hà hồ hởi.
Nhờ những đóng góp tích cực trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống, ông Phạm Khắc Hà liên tục được người dân tín nhiệm, giữ cương vị Chủ tịch hiệp hội làng nghề Vạn Phúc. Năm 2013, ông vinh dự được Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng nghệ nhân làng nghề truyền thống Việt Nam. Năm 2015, ông Hà là nghệ nhân duy nhất được vinh danh bảng vàng gia tộc, được Ban tổ chức “Kí ức Hà Nội” tặng Giấy khen nghệ nhân lụa truyền thống. Cùng thời điểm này, ông được nhận Danh hiệu “Thương binh sản xuất, kinh doanh giỏi Thủ đô” - là một trong những Cựu chiến binh tiêu biểu được Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh Hà Nội vinh danh.
Hiện tại, ông Hà đang nung nấu phục dựng lại nghề dệt gấm cổ truyền Vạn Phúc. Để thể thực hiện ý tưởng này ông Hà đã gặp rất nhiều khó khăn, phải bỏ nhiều thời gian, công sức và tiền bạc… nhưng với tình yêu nghề, ông Hà vẫn quyết tâm sẽ thực hiện cho bằng được. “Khôi phục lụa vân khó nhưng để khôi phục dệt gấm càng khó hơn. Nhưng từng là một người lính cụ Hồ, tôi nghĩ, khó khăn nào cũng sẽ vượt qua. Việc phục dựng lại lụa vân và dệt gấm sẽ góp phần tích cực giúp khẳng định thương hiệu của làng nghề” – ông Hà chia sẻ.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01