Người dân không đồng tình với dự án Lam Thành An Lạc Viên
Dự án nhà ở xã hội: Sẽ thu hồi các dự án “câu giờ” |
Thời gian gần đây, biết tin dự án xây dựng công viên nghĩa trang trên núi Lam Thành khiến dư luận tại các xã Hưng Xuân, Hưng Tiến, Hưng Phú, Hưng Lam (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) như “ngồi trên đống lửa”. Dự án xây dựng nghĩa trang Lam Thành An Lạc Viên do Cty TNHH Lam Thành An Lạc Viên đã tổ chức khảo sát và tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang tại núi Lam Thành.
Theo tài liệu thu thập được, ngày 8/3/2016, Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành công văn số 482/VC-TU, đồng ý chủ trương đầu tư dự án khu công viên nghĩa trang Lam Thành An Lạc Viên thuộc địa bàn các xã Hưng Phú, Hưng Lam, Hưng Xuân và Hưng Tiến thuộc huyện Hưng Nguyên. Trong công văn này, Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các sở, ngành liên quan tạo điều kiện để dự án triển khai đúng tiến độ.
Hàng ngàn người dân dân chân núi Lam Thành bao đời nay vẫn dùng nguồn nước lấy từ trên núi. |
Tiếp đó, ngày 20/2/2016, ông Nguyễn Xuân Đường, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ Nghệ An ký văn bản số 666/QĐ-UBND. CNTM chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng “Khu công viên nghĩa trang Lam Thanh An Lạc Viên” tại Núi Thành, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
Dự án do Cty TNHH Lam Thành An Lạc Viên làm chủ đầu tư, dự kiến xây dựng trên diện tích 185 ha, với tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng. Vậy, vì sao người dân lại phản đối dự án xây dựng nghĩa trang có quy mô hoành tráng bậc nhất xứ Nghệ này?
Tại xóm 4, xã Hùng Tiến nằm sát dưới chân núi Lam Thành, ông Trần Văn Hòa nói: “Không chỉ riêng gia đình tôi, hàng ngàn người dân ở đây và các xã dưới chân núi này (ý nói núi Lam Thành – PV) mấy chục năm qua chỉ biết trông chờ vào nguồn nước ngầm theo khe từ trên núi về”.
Dẫn chúng tôi ra khe nước phía sau nhà, anh Hòa cho hay anh cùng hàng trăm hộ dân trong xã đã xây dựng các bể lắng lọc theo dọc khe nước, từ các bể nước này sẽ có hệ thống ống dẫn về từng nhà để sử dụng.
Chỉ tay vào khe nước chảy trong xanh và những chiếc bể lắng gần đó, anh Hòa cho biết: “Các chú thấy rồi đó, ở đây không thể khoan được giếng nên người dân trong vùng coi nguồn nước từ chảy từ khe này là nguồn tài nguyên vô giá, khó có thể thay thế được. Từ khe này, nước sau khi qua bể lắng sẽ được phân chia về cho hàng trăm hộ dân trong vùi làm nước ăn uống, sinh hoạt. Nếu dự án nghĩa trang được xây dựng ở trên núi Thành, chắc chắn nguồn nước sinh hoạt của người dân ở đây sẽ bị đe dọa nghiêm trọng”.
Những chiếc bể lắng và ống nước phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của người dân lấy từ nguồn nước ở núi Lam Thành. |
Cùng tâm trạng lo lắng đó, chị Lê Thị Xuân (SN 1975, người ở xóm 4, Hưng Tiến) cho biết: “Vợ chồng chúng tôi lên đây từ nằm 1993, hơn 20 năm nay sống bằng nước núi Thành. Không biết khi người ta xây nghĩa trang, dân ở đây biết lấy nước ở mô (ở đây-PV) để dùng nữa”.
Rời xã Hưng Tiến, chúng tôi tìm đến khe Chạch (nơi cung cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn người dân ở các xã Hưng Xuân, Hưng Lam, Hưng Tiến) thuộc xóm 7, xã Hưng Xuân. Hay tin nhóm phóng viên về, nhiều người dân vội bỏ công việc tìm đến để bày tỏ nguyện vọng.
Với tâm trạng bức xúc, bà Lê Thị Mai, 53 tuổi nói: “Hàng ngàn người dân ở vùng này bao đời nay ăn nước ở khe Chạch, giờ Cty An Lạc Viên về xây dựng nghĩa trang trên núi Thành dân chúng tôi ăn nước ở mô? Nếu dự án nghĩa trang trên núi Thành được xây dựng, bà con sẽ phải dùng nguồn nước ô nhiễm, độc hại”.
Người dân thể hiện quan điểm không đồng tình việc xây dựng nghĩa trang trên núi Lam Thành. |
Tại khe Chạch, qua quan sát của chúng tôi, những chiếc ống dẫn nước to, nhỏ đủ loại được nối chi chít. Theo những người dân địa phương, nguồn nước khe Chạch phục vụ cho khoảng 500 hộ dân quanh vùng.
“Về dự án xây dựng nghĩa trang trên núi Thành, dân chúng tôi không hề được chính quyền thông báo và cũng chưa bao giờ chúng tôi được hỏi xem có đồng tình hay không. Vừa rồi, toàn bộ xã viên chúng tôi đã ký vào đơn phản đối việc xây dựng nghĩa trang hỏa táng trên núi Thành rồi đưa cho xóm trưởng chuyển lên xã, xã đưa lên huyện, huyện đưa lên tỉnh. Tuy nhiên, đến nay chính quyền xã Hưng Xuân và UBND huyện Hưng Nguyên vẫn chưa có phúc đáp cho người dân”, một người dân ở xóm 7, xã Hưng Xuân cho hay.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Đại, xóm trưởng xóm 7, xã Hưng Xuân khẳng định: Không chỉ là nơi cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng ngàn người dân trong vùng, khu vực núi Thành còn là nơi có nhiều di tích lịch sử, gắn liền với những thăng trầm của địa phương. Nếu làm nghĩa trang tại đây, nguồn nước ngầm chắc chắn sẽ ô nhiễm, ảnh hưởng các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38