Người dân đang “chết mòn” trong hóa chất độc hại
Kỳ I: Hãi hùng thuốc “tăng trưởng đột biến”
“Chỉ cần bỏ ra từ 4.000 – 40.000 đồng, anh chị sẽ mua được gói thuốc tăng trưởng siêu tốc, đột biến dùng cho đủ loại rau củ quả”, đó là lời giới thiệu của T, người bán thuốc bảo vệ thực vật tại chợ Vạng, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
56854
Phun một lần, rau phát triển vùn vụt
Đã từ lâu, người dân mấy xã ngoại thành thuộc huyện Hoài Đức vẫn truyền tai nhau câu chuyện về các loại thuốc kích thích khiến rau củ quả tăng trưởng siêu tốc, thuốc ngâm chín trái cây và hóa chất ủ giá đỗ. Khi được hỏi, hầu như ai cũng hoang mang, sợ hãi. Vì vậy, các hộ gia đình chỉ dám ăn các loại do chính gia đình mình trồng, hoặc mua của những người quen biết.
Nhiều người dân đều khẳng định với phóng viên rằng, muốn mua loại thuốc này, cứ lên chợ Vạng, xã Song Phương là có. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến đây hỏi thì tất cả những cửa hàng đều tỏ ra cảnh giác, trả lời gọn lỏn: Không có. Theo một số người quen ở địa phương này, chợ Vạng bán nhiều thuốc kích thích lắm, nhưng chắc do người lạ nên họ không dám bán. Muốn mua được phải là người quen biết, hay người địa phương.
Sau khi thuyết phục, một người quen của tôi đã đồng ý dẫn đi mua loại “thuốc tiên” khiến rau củ quả “tăng trưởng đột biến”. Dạo qua một vòng quanh chợ, chúng tôi thấy có rất nhiều cửa hàng bán phân đạm, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật. Hỏi ra mới biết, vùng này là đất trồng rau, thuốc không chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn bán ra nội thành và một số tỉnh khác. Không những thế, chợ Vạng được xem là tổng đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật cho các xã quanh vùng.
Tạt xe vào cửa hàng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật T. H đầu cổng chợ, chúng tôi được người đàn ông tên V. cho biết, có thuốc kích thích, nhưng chỉ còn loại viên sủi 4000 đồng còn loại thuốc Tàu (Trung Quốc – PV) giá 12. 000/viên thì hết rồi. Muốn mua thì vào chợ, có nhiều loại lắm.
Theo chỉ dẫn, chúng tôi vào cửa hàng của người đàn ông tên T, sau khi hỏi mua thuốc kích thích rau củ quả, T. bảo rằng có, nhưng chỉ có loại giá 40. 000 đồng. Theo T. thì đây là thuốc kích thích phát triển nhanh nhất. Chỉ cần phun một lần rau, quả phát triển vùn vụt. “Loại này mới nhanh, chứ loại thuốc sủi của Tàu ăn thua gì”, T nói.
Nói rồi T. đưa cho chúng tôi một gói thuốc Gubber 2SP ghi chữ “tăng trưởng đột biến” có công dụng: Kích thích sinh khối làm dài, rộng lá. Vượt mạnh, lớn nhanh, kích thích ra hoa đồng loạt, nghịch mùa đậu trái cao. Chắc cuống, giảm rụng, lớn trái, bật đọt non, mượt lá, tươi lâu… Giá 40. 000 đồng/ 4 bình 16 lít, phun cho 2 sào. T dặn, nhớ pha thuốc đúng liều lượng, tránh phun ngày mưa kẻo su hào… nứt toác.
Đi sâu vào chợ, chúng tôi được người đàn bà, tư vấn sử dụng loại thuốc phun mượt lá, ra nhanh đối với rau muống và rau cần. Theo người đàn bà này thì đây là loại thuốc đã được cấp phép. Hạn chế phun khi dưới 15 độ C. “Mua loại thuốc này phun cho rau cần và rau muống nhanh lắm. 7 ngày là được cắt (thu hoạch) rồi”, một người nông dân đứng cạnh chia sẻ khi biết chúng tôi hỏi mua loại thuốc này.
Ăn rau “tắm hóa chất”, nguy cơ mắc bệnh cao
Sau khi mua gói thuốc “tăng trưởng đột biến”, chúng tôi đã liên hệ theo số điện thoại của nhà phân phối là Công ty TNHH SX – TM Long Phú ghi trên bao bì thì được báo số điện thoại không tồn tại. Còn tìm địa chỉ của Công ty TNHH Hóa sinh Á Châu 551/132 Lê Quang Định, P. 1, Gò Vấp, TP. HCM là nhà sản xuất thì không được hỗ trợ vị trí.
Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Tô Sơn Hồng, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 24 (Chi cục quản lý thị trường Hà Nội) cho biết: Đội 24 nắm địa bàn huyện Hoài Đức từng chỉ đạo trinh sát, nhưng chưa bắt được vụ nào liên quan đến việc buôn bán thuốc kích thích tăng trưởng rau củ quả.
Theo một số chuyên gia, nếu người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều cao, gần ngày thu hoạch, không đảm bảo thời gian cách ly thì dư lượng thuốc còn lại trong rau, quả sẽ vượt quá mức cho phép, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, kể cả với các loại thuốc kích thích sinh học. Tùy mức độ tồn dư thuốc trong rau mà người dùng có thể bị ngộ độc cấp tính với các biểu hiện như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy... hoặc sẽ bị ngộ độc mãn tính, lâu dần tích tụ lại các cơ quan nội tạng gây ra những bệnh nguy hiểm cho cơ thể.
Cách chọn rau quả sạch, không chứa chất kích thích Theo các chuyên gia, để nhận biết rau, quả có chứa chất kích thích hay không là rất khó. Tuy nhiên, nếu chú ý, người tiêu dùng có thể nhận biết và hạn chế được nhiều nguy cơ mua phải loại thực phẩm chứa chất độc hại này. Đối với mướp đắng, nếu quả càng to, đẹp, bóng bảy thì nguy cơ chứa chất kích thích cao. Nên chọn quả mướp đắng nhỏ vừa phải, có gân nhỏ li ti. Cà chua cũng không nên chọn quả bóng, chin đều, nhưng cứng. Nên chọn quả chín không đều, màu sắc đậm nhạt khác nhau, cuống cà chua cứng, vỏ căng mọng, nhũ lấm tấm ở thịt quả và quả thường hơi mềm. Với giá đỗ, không nên chọn những loại đỗ trắng nõn, tròn lẳn, không có rễ, lá nhợt nhạt. Rau cải thì không nên chọn loại rau xanh ngắt, kích thước đồng đều, thân quá dài, dễ héo, nhũn ra chỉ sau 10 – 12h đồng hồ. Rau muống và rau cần nghi bị phun thuốc kích thích khi thân dài, ít lá, không có lá vàng, nhìn mỡ màng… |
Kỳ 2: Vén màn hậu trường nhà bếp và kỹ xảo làm điêu cỗ cưới
Ngô Hùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02