Nhà viết kịch Thanh Hương:

Ngôi sao sáng của nền sân khấu cách mạng Việt Nam

Mới đây, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc tổ chức Hội thảo “Nhà văn, nhà viết kịch Thanh Hương, cuộc đời và sự nghiệp”. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nhìn lại những giá trị, đóng góp suất sắc của nhà viết kịch Thanh Hương trong hoạt động nghệ thuật nước nhà.
ngoi sao sang cua nen san khau cach mang viet nam Công diễn vở kịch “Đứa con tội phạm”
ngoi sao sang cua nen san khau cach mang viet nam Hội Nhà văn Nga tặng TP.Hà Nội tượng Đại thi hào A.S.Pushkin

Từ cung đường khói lửa

Nhà viết kịch Thanh Hương tên thật là Đặng Thị Xuân, sinh năm 1939 tại làng Đông Phái, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Bà nguyên là Đại biểu Quốc hội Việt Nam Khóa IX (1992-1997) và Khóa X (1997-2002), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên Nhi đồng, nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam… Trong cuộc đời cầm bút, nhà viết kịch Thanh Hương đã cho ra đời 27 kịch bản, trong đó 6 kịch bản đã in thành sách và 3 công trình sách khác. Những tác phẩm nổi tiếng của bà như “Ngôi sao ban ngày” (1972), “Thung lũng tình yêu” (1980), “Vàng” (1985), “Đỉnh cao và vực thẳm” (1991), “Bài ca người mẹ” (1995), “Đời người giấc mộng” (1996)…

Với những đóng góp to lớn cho ngành sân khấu nước nhà, bà đã được Chủ tịch Nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Để có được những kịch bản như vậy, nhà viết kịch Thanh Hương đều lấy mẫu nhân vật từ những chuyến đi thực tế ở cở sở trong đời sống xã hội để tái hiện thành hình tượng sân khấu. Từ hậu phương đến chiến trường khốc liệt Quảng Trị, đường mòn Hồ Chí Minh, những sự kiện được bà phản ánh là người thực, việc thực, cuộc sống thực nên có sức truyền cảm của kịch bản đến vở diễn.

Nói về những chuyến đi thực tế, nhà viết kịch Thanh Hương kể: “Tôi đã sống bên những cô gái Hà Nội trên đường Trường Sơn, đã tâm tình trò chuyện, kể cả ngủ chung hầm với họ. Họ lúc phải ăn đói, mặc rách, thiếu từ sợi chỉ cây kim đến quả bồ kết gội đầu. Hàng ngày công việc “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến” của họ đã giúp tôi vượt qua nỗi sợ rừng, sợ đêm tối, sợ bom đạn Mỹ, sợ cả con vắt bám vào tay … để hoàn thành một chuyến đi thắng lợi”. Không may sau này, căn hầm đó đã bị bom cào bằng và 4 cô gái làm đường hôm nào đều đã hy sinh. Ký ức đó đã giúp nhà viết kịch Thanh Hương xúc động viết vở “Ngôi sao ban ngày”, trong đó có vai Na là nhân vật bà yêu quý nhất, nhân vật thật của cung đường khốc liệt này.

ngoi sao sang cua nen san khau cach mang viet nam
Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam tặng hoa cho nhà viết kịch Thanh Hương. Ảnh: Phương Bùi

Đến công trường rộn tiếng ca

Khi đất nước giải phóng, nữ sĩ Thanh Hương lại lao đi thực tế để sống cùng công nhân xây dựng ở thủy điện Sông Đà, thâm nhập sâu trong vùng mỏ Quảng Ninh... Từ thực tế nóng bỏng ấy, nữ văn sĩ Thanh Hương đã viết ra những tác phẩm chân thực, sinh động. Tiêu biểu trong những tác phẩm hiện thực ấy là vở “Thung lũng tình yêu” được bà viết từ thực tế ở công trường thủy điện Sông Đà. Vở kịch như một bản anh hùng ca và tình ca của người lao động trên công trường sắt đá. Họ đã xây dựng nên tình bạn, tình yêu thật cao đẹp như mối tình giữa Sơn và Kim Thư – hai trí thức trẻ hay giữa hai công nhân trẻ là Đấu và Cẩm Vân; giữa chị Nhân và bác Đông, lớp công nhân đã có tuổi… Ngoài ra, còn có tình bạn, tình đồng chí tha thiết, đậm đà giữa chuyên gia Liên Xô A-lếch-xây hay Mi-kha-in người Đức với công nhân và cán bộ kỹ thuật Việt Nam. Vở “Thung lũng tình yêu” sau đó đã diễn liên tục ở rạp Công nhân Hà Nội lúc nào người xem cũng chật cứng, đa số là khán giả trẻ.

Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Hoàng Chương nhận định, dù kịch Thanh Hương viết cách đây 30 năm, nhưng giá trị hiện thực vẫn còn tính thời sự, bởi tính tư tưởng của kịch Thanh Hương vẫn thống nhất với tư tưởng của Đảng trong xây dựng con người mới và chống quan liêu, tham nhũng. Đó là những tác phẩm sân khấu không những mang tính thời sự mà còn sống mãi với thời gian. Bên cạnh chuyên môn giỏi, NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam nhận xét, bà còn là người vợ, người mẹ hết lòng vì gia đình. Chồng mất sớm, lúc bà chỉ mới 30 tuổi, một mình nuôi 2 đứa con, nhưng năm 1972, giữa những ngày chiến tranh ác liệt nhất, bà đã xung phong ra chiến trường để viết về cuộc chiến đấu lớn lao của dân tộc.

Trong cuốn hồi ký “Đi trong cuộc sống” của nhà viết kịch Thanh Hương do NXB Hội Nhà văn phát hành, bà từng chia sẻ: “Tôi gửi hai con Hà, Quang đi sơ tán theo cơ quan Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Trước lúc lên đường ra mặt trận, tôi mua gạo, mì, dầu, thịt đậu kho một nồi, tem phiếu mua thực phẩm và sổ gạo, tất cả tôi gửi chị Minh Yến – Phó văn phòng Hội. Tôi nhờ chị Yến báo cơm tập thể cho 2 cháu, hàng tháng lĩnh lương của tôi nộp cho nhà ăn… Tôi ôm hai đứa con vào lòng, hít hà mái tóc cháy nắng đỏ quạch của cháu Quang mới mười tuổi, cháu Hà mười một tuổi trông các con tôi đen đủi, gầy gò, mắt các cháu mở to, ngơ ngác nhìn tôi như muốn hỏi: “Mẹ đi xa à?...” Tôi cắn chặt môi tóe máu, nuốt nước mắt vào trong quay đi, bởi còn ôm thêm một giây nữa thì tôi bật khóc và gửi 2 con cho chị Yến, khuyên bảo con ngoan, nghe lời cô Yến dạy bảo, rồi xa con, tiến thẳng vào phía Nam…”

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động