Ngộ độc, rối loạn tiêu hóa: Bệnh từ miệng
Do người lớn thiểu hiểu biết nhiều trẻ bị ngộ độc thực phẩm oan
200 bệnh lây truyền qua thực phẩm
Vừa nằm viện truyền nước, khuôn mặt anh Minh bơ phờ sau 2 ngày bị tiêu chảy cấp, anh nhổm người ngó sang giường bên xem vợ và 2 con của anh đã khá hơn chưa, anh bần thần kể lại: Mọi khi vợ vẫn thường để nước rau luộc vào tủ lạnh cả nhà ăn không việc gì. Hôm đó, vợ về muộn anh vào bếp nấu ăn. Nồi canh nấu xong, bỏng rẫy mà các con thì chạy ra chạy vào kêu đói. Anh liền thả đá vào, múc một bát phần vợ rồi ba bố con ăn trước. Sau đó, vợ anh về và cùng ăn đồ ăn do anh nấu. Đến 10h đêm, bắt đầu là 2 con kêu đau bụng, đi ngoài, sau đó lần lượt đến vợ rồi anh. Cả nhà thay phiên nhau chạy vào toillet, đặc biệt hai con anh lả đi rất nhanh. Quá hoảng sợ, anh gọi tắc xi đưa cả nhà nhập viện. Tại đây, bác sĩ cho biết gia đình anh bị tiêu chảy cấp do ngộ độc thực phẩm.
Gia đình anh Minh chỉ là một trường hợp điển hình bị mắc các bệnh đường tiêu hóa do thực phẩm trong mùa hè. Theo TS Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm ( Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay có hơn 200 bệnh lây truyền qua thực phẩm, trong đó là nhiều bệnh gây ra do các loài vi khuẩn. Ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm do vi khuẩn rất phổ biến ở các cộng đồng dân cư có đời sống khó khăn, trình độ vệ sinh xã hội thấp, phong tục tập quán liên quan tới ăn uống, sử dụng nước sinh hoạt.
Các bệnh lý thường gặp do nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn gồm: bệnh tả, bệnh viêm ruột- dạ dày, bệnh viêm cấp tiểu- đại tràng do vi khuẩn và độc tố ruột, bệnh viêm dạ dày- tiểu tràng cấp và nhiễm độc toàn thân do ngoại độc tố tụ cầu vàng, bệnh nhiễm độc tố thịt gây viêm dạ dày, ruột và nhiễm độc cơ quan thần kinh và toàn thân, bệnh viêm dạ dày- ruột kiểu tả hoặc tiêu chảy có hội chứng lỵ, hội chứng viêm ruột, viêm não, màng não thậm chí có trường hợp quá nặng tử vong do nhiễm khuẩn huyết. Các chuyên gia cho rằng, đây là nhóm bệnh hoàn toàn có thể chủ động trong phòng chống bằng các biện pháp đặc hiệu và tuân thủ các quy chuẩn về ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và thực hành ATTP của cộng đồng.
Hãy là người tiêu dùng thông thái
Theo ông Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng Giám sát thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thì khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện. Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh. Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ông Hùng khuyến cáo mỗi người dân cần là người tiêu dùng thông thái. Nên chú ý 10 nguyên tắc do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố. Theo đó, các bà nội trợ nên chọn thực phẩm an toàn (tươi). Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Nấu chín kỹ thức ăn. Ăn ngay sau khi nấu. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.
Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín). Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... đó là cách bảo vệ tốt nhất. Cuối cùng, cần sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Phương An
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38