Nghị lực phi thường của người lính “Bộ đội Cụ Hồ”
Ký ức Điện Biên Phủ từ những người lính trở về | |
Ký ức người lính giải phóng năm xưa. |
Thương binh tàn nhưng không phế
Từ giã chiến trường trở về quê nhà, ông Phan Khắc Toàn mang trong mình chất độc màu da cam, không lâu sau đó ông mắc thêm căn bệnh ung thư thanh quản. Nhưng rồi bằng ý chí và quyết tâm người cựu chiến binh Phan Khắc Toàn, đã chiến thắng được bệnh tật, vượt qua khó khăn, làm giàu từ nghề trồng cam.
Sinh ra trong chiến tranh, năm 1971, mặc dù chưa thuộc diện điều động ra chiến trường, chàng trai trẻ Phan Khắc Toàn quyết từ giã quê hương, tình nguyện xin nhập ngũ và tham gia chiến đấu tại chiến trường Thừa Thiên Huế. Khi đất nước giải phóng, ông trở về với gia đình, nhưng thật không may ông đã bị di chứng của chất độc da cam với thương tật lên đến 70%.
Kể từ đó sức khỏe của ông yếu đi trông thấy, ông thường xuyên đau ốm. Năm 2004, ông đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thanh quản, nếu không chữa trị sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Cầm “án tử” trên tay ông không cầm được nước mắt. Cảm thấy mình thành gánh nặng cho vợ con, ông nhiều lần muốn từ bỏ ý định phẫu thuật. Sau đó được gia đình động viên khuyên nhủ, ông đã gượng dậy tìm mọi cách chữa bệnh.
“Lúc đó tôi quyết tâm lắm, làm theo những gì mà tôi nghĩ, tôi muốn thực hiện những dự định làm giàu mà bấy lâu tôi ấp ủ và theo đuổi và vì thế tôi không cho phép mình gục ngã ngay lúc này” - ông Toàn kể.
Ông Toàn bên vườn cam của mình |
Ông Toàn bán toàn bộ tài sản của gia đình được 35 triệu, cộng thêm tiền vay mượn được tổng số tiền là 80 triệu đồng và ra Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương điều trị. Tại đây, các bác sĩ đã mổ khối u ở cổ ông, tiến hành điều trị xạ trị. Sau nhiều lần xạ trị sức khỏe có chiều hướng tốt ông được về nhà, cứ 1 tháng lại ra điều trị 1 lần với chi phí điều trị 1 lần lên tới mấy chục triệu đồng.
Cũng từ khi mổ khối u trên cổ, ông không còn khả năng nói, ông giao tiếp với mọi người bằng cái bảng học sinh mang theo bên mình. Hằng ngày ông tập nói, cứ thế ông kiên trì luyện nói cho đến khi nói thành tiếng, mặc dù phát âm không rõ nhưng hiện giờ ông vẫn có thể nói cho mọi người nghe và hiểu được.
Thế rồi, sau 10 năm chiến đấu không ngừng nghỉ với căn bệnh quái ác, đến năm 2013, ông ra Hà Nội kiểm tra, bác sỹ cho biết không tìm thấy di căn ung thư trên cổ của ông, bệnh tình của ông đã tốt hơn ông không còn phải điều trị xạ trị nữa.
Tỷ phú trên vùng đất cằn
Trở về nhà sau những ngày nằm trên giường chiến đấu với bệnh tật ngoài Hà Nội, cuộc sống của gia đình ông lâm vào cảnh khó khăn, sống dựa vào mấy đồng tiền trợ cấp ít ỏi, trong khi đó số tiền nợ để chữa bệnh cho ông quá lớn, không có khả năng chi trả.
Ông Toàn chăm sóc vườn cây ăn quả |
Quyết định vay tiền ngân hàng để làm kinh tế của ông nhận được sự phản đối gay gắt từ gia đình, người thân nhưng rồi ông vẫn kiên trì với những dự định mà bấy lâu nay ông ấp ủ.
Năm 2006, nhận được tiền vốn vay từ ngân hàng, ông dành một phần để trả nợ, một phần để lo cho mấy đứa con ông đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, phần còn lại để xây dựng chuồng trại, chăn nuôi. Ông thuê người làm chuồng nuôi lợn, trâu, bò, nuôi 500 con ngan, kết hợp trồng 0,6 ha các loại cây ăn quả: vải thiều, cam, bưởi. Diện tích vườn 0,7 ha ông chủ trương làm 3 ao nuôi cá, trồng tre để làm nơi bẫy chim.
Nhờ kiên trì học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế của các hộ dân trong xã, mô hình vườn ao chuồng của ông phát triển thuận lợi, mỗi năm thu về hơn 500 triệu đồng, trừ vốn ra ông thu về 300 triệu đồng/năm.
Sau một năm, ông đã trả hết số nợ, đi lên làm giàu bằng đôi tay của mình, hiện giờ tài sản trong tay ông ước tính lên đến “tiền tỷ”. Từ một hộ nghèo trong thôn, ông đã trở thành nông dân giàu có nổi tiếng khắp vùng, nghị lực của ông được hàng xóm láng giềng khâm phục và học hỏi.
Khi được hỏi về những ngày tháng vất vả đã qua và những thành công của mình, ông chỉ cười khiêm tốn, còn vợ ông thì không giấu được niềm tự hào về người đàn ông của đời mình: “Hồi đó, cực lắm, nhịn ăn, nhịn mặc để mua giống, mua phân bón, thức ăn cho vật nuôi…Thấy ông bệnh tật, đau ốm mà cứ ở ngoài trang trại làm cả ngày, tôi lo lắm, cứ nói ông nghỉ đi mà ông không chịu nên tôi rất thương, may mà ông trời có mắt…”
Giờ đây tuổi tác đã cao, nhưng ông vẫn chăm chỉ làm việc không biết mệt mỏi. Bên cạnh đó, ông còn là một đảng viên gương mẫu, tích cực vận động, tuyên truyền các chính sách của Nhà nước. Hàng năm, ông cùng với những đồng đội năm xưa ở Nghi Xuân vẫn hay tụ họp để ôn lại những kỉ niệm một thời khói lửa vào sinh ra tử với nhau.
Vượt lên những hoàn cảnh gian khó nhất, tình yêu cuộc sống và nghị lực của người cựu chiến binh Phan Khắc Toàn thật đáng khâm phục, là tấm gương cho thế hệ trẻ học tập và noi theo. Hình ảnh ông là minh chứng cho những tấm gương người lính cụ Hồ “tàn nhưng không phế”.
N. Thắng – H. Lương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31