Nghệ nhân kiếm 3 tỷ đồng/năm nhờ sản phẩm tơ tằm
Lụa Vạn Phúc – gian nan gìn giữ giá trị | |
Người giữ hồn cho lụa truyền thống Vạn Phúc | |
Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh |
Đến với nhà nghệ nhân Phan Thị Thuận ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, người đã hơn 40 năm gắn bó với con tằm. Bên ấm trà xanh, người phụ nữ đã ngoài 60 tuổi có vầng trán cao và đôi mắt như biết nói, kể cho chúng tôi nghe về nghề trồng dâu nuôi tằm truyền thống nơi quê hương bà. Bà kể: vào những năm 70 của thế kỷ trước, vùng đất này một thời được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm” của miền Bắc, với hàng chục ngàn héc ta ruộng dâu trải dài qua nhiều làng xã ven sông Đáy. Ngày ấy, hầu hết các xã trong huyện Mỹ Đức đều làm nghề trồng dâu, nuôi tằm. Nhưng đến nay, duy nhất xã Phùng Xá còn duy trì nghề truyền thống này.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận, giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức, bên những sản phẩm thủ công tơ lụa cao cấp do công ty bà sản xuất. |
Dù không nhớ chính xác nghề trồng dâu, nuôi tằm gắn bó với quê hương mấy trăm năm, nhưng đến nay gia đình bà Thuận đã 4 đời theo nghiệp ươm tơ, dệt lụa. Bà kể, ngay từ thuở nhỏ bà đã có đam mê với việc chăn tằm, ươm tơ, lên 6 tuổi bà đã được bố mẹ dạy nghề. Nhưng đến năm 1984, ngành dâu tằm bị “thất sủng”, nhà máy ươm tơ Mỹ Đức bỏ thu mua kén, hợp tác xã chặt phá toàn bộ diện tích trồng dâu chuyển sang trồng lúa, hàng loạt thợ bỏ nghề. Thương con tằm đến chết còn vương tơ, tiếc công người chăn tằm bao ngày phải ăn đứng, bà kiên quyết bám trụ với nghề, ròng rã đạp xe hàng chục cây số để mua lá dâu ở nông trường Thanh Hà (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) bà cũng không nản chí. Thấy bà bươn chải khắp nơi tìm lối thoát cho dâu tằm, nhiều người nói bà “cố chấp đến gàn dở” bà đều bỏ ngoài tai.
Và rồi “trời cũng không phụ lòng người”, ý tưởng đã bất ngờ nảy sinh khi bà quan sát kỹ những con tằm đan kén, chúng tự dệt cho mình chiếc vỏ bền chặt mà không một kỹ thuật dệt tay nào có thể sánh bằng. Bà tự đặt câu hỏi cho mình, vậy tại sao không mượn cuộn tơ thành kén tròn mà tạo nên một tấm kén phẳng? Năm 2012, với lứa tằm thử nghiệm đầu tiên, bà đã không làm tổ cho chúng. Tằm không có tổ nên không thể kéo kén tròn theo lẽ thường. Nhưng do chức năng phải nhả tơ khi đến kỳ nên chúng buộc nhả tơ vào không gian, bà Thuận đã đem đặt chúng sát với nhau trên một mặt phẳng và kết quả là tơ của nhiều con tằm quấn vào nhau, đan thành tấm thảm bông phẳng, mịn, gắn kết bền chắc tự nhiên không kỹ thuật dệt nào của con người có thể sánh kịp, lại tiết kiệm được chi phí nhờ giảm bớt nhiều công đoạn phức tạp như kéo kén, ươm tơ, cào bông… Có thể nói đây là một sáng tạo đầy bất ngờ, đồng thời cũng là một kỹ thuật quan trọng đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nghề dệt thủ công truyền thống. Sáng tạo này giúp bà đạt giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần thứ II năm 2015.
Xưởng nuôi tằm tự dệt của bà Thuận tại xã Phùng Xá |
Năm 2010, bà Phan Thị Thuận thành lập Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức và mở nhà xưởng sản xuất hơn 500m2, đây là nơi tạo việc làm cho hàng chục người lao động trong vùng với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/tháng. Đến nay, Công ty không chỉ có sản phẩm mền bông tơ tằm mà còn sản xuất nhiều chủng loại khác như gối, khăn, túi, áo… Những sản phẩm này không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước mà còn có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Bỉ, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út… mang đến lợi nhuận sau thuế hơn 3 tỷ đồng/năm.
Dù cho không thể trở lại thời kỳ hoàng kim, nhưng nhờ có công rất lớn của nghệ nhân Phan Thị Thuận mà nhắc đến Mỹ Đức, người ta nhớ ngay đến những sản phẩm thủ công tơ lụa cao cấp nức tiếng trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10