Nên mở rộng không gian đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Sau 3 năm thí điểm, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận đã trở thành một điểm đến văn hóa hấp dẫn, cho người dân và du khách. Để góp phần lan tỏa nếp sống văn minh đến với đông đảo người dân thì việc mở rộng, phát triển không gian đi bộ Hoàn Kiếm là điều cần thiết.
nen mo rong khong gian di bo quanh ho hoan kiem Hoàn chỉnh phương án mở rộng không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm
nen mo rong khong gian di bo quanh ho hoan kiem 6 vòm đá trăm tuổi ở Hà Nội sẽ được đục thông làm không gian đi bộ
nen mo rong khong gian di bo quanh ho hoan kiem Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm và phụ cận: Tạo điểm nhấn du lịch Thủ đô

Điểm nhấn của Hà Nội thanh bình

Đối với nhiều người dân Thủ đô, vài năm trở lại đây, việc dạo quanh bờ hồ Hoàn Kiếm vào những ngày cuối tuần là sự lựa chọn hàng đầu khi kết thúc công việc bận rộn. Ở đây, họ được thưởng thức bầu không khí thoáng đãng, mát mẻ. Sự ồn ào, náo nhiệt của xe cộ, bộn bề lo toan của cuộc sống thường nhật nhường chỗ cho cảnh yên bình bên thiên nhiên hồ nước.

nen mo rong khong gian di bo quanh ho hoan kiem
Không gian phố đi bộ Hoàn Kiếm là điểm đến yêu thích của người dân Thủ đô và du khách.

Dường như ai nấy đều “sống chậm” lại trên con phố đi bộ nằm ngay trung tâm Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận thực sự đã trở thành một thương hiệu, một điểm nhấn của Thủ đô, tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước.

Đã thành thông lệ, mỗi tối thứ 7 hàng tuần, vợ chồng chị Nguyễn Thu Hà (quận Cầu Giấy) lại cho 2 con đến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Theo chị, tuy tuyến phố đi bộ này không có những trò chơi hay dịch vụ công nghệ hiện đại, nhưng nó lại hấp dẫn và thu hút bởi những trò chơi mang đậm nét đẹp truyền thống tinh thần văn hoá Việt Nam như ô ăn quan, hay kéo co, chơi chuyền, đá cầu, nhảy sạp. Bên cạnh đó, gia đình chị cùng với mọi người có thể thưởng thức ca nhạc nghệ thuật đường phố với các ban nhạc chơi ngẫu hứng hoặc theo yêu cầu. Hay thả mình theo tiếng nhạc giao hưởng hoặc nhún nhảy những điệu nhạc vô cùng sống động.

“Từ khi có không gian đi bộ xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, các con tôi rất thích thú khi được bố mẹ đưa đi chơi vào ngày cuối tuần. Đây là dịp để cả nhà cùng đi bộ, cùng hoà mình vào các hoạt động cộng đồng và không gian văn hóa đa dạng. Theo tôi, việc xây dựng không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận rất hợp lý. Mọi người cùng đi bộ sẽ đảm bảo an ninh trật tự, dần hình thành thói quen văn minh, từng bước hạn chế phương tiện giao thông cơ giới và hình thành nếp sống mới cho người dân Thủ đô”, chị Hà phấn khởi cho hay.

nen mo rong khong gian di bo quanh ho hoan kiem
Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận đã trở thành điểm nhấn của Thủ đô, tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư. Ảnh: P.Ngân

Cùng chung niềm háo hức, anh Bryan Mathews, khách du lịch đến từ Anh cho biết, trong hành trình đến thăm Hà Nội 3 ngày, anh thực sự ấn tượng với vẻ đẹp của Thủ đô. Trong lịch trình của mình, phố đi bộ Hoàn Kiếm là địa điểm anh ưu tiên hàng đầu. Buổi tối, anh được hòa mình trong nhịp sống sôi động của phố cổ và được trải nghiệm các hoạt động, ẩm thực đường phố. Anh Bryan Mathews chia sẻ bản thân thực sự ấn tượng với phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm vì sự đông vui, nhộn nhịp ở đây.

Không chỉ là nơi diễn ra những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm còn thường xuyên diễn ra các hoạt động tuyên truyền góp phần tích cực và ý nghĩa vào việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư và xã hội. Trong đó có thể kể đến những hoạt động như sự kiện tuyên truyền về giữ gìn và bảo vệ môi trường; phòng chống rác thải nhựa; phong trào tiết kiệm năng lượng; phong trào chống tác hại thuốc lá; tuyên truyền về Quy tắc ứng xử ở nơi công cộng.

Để không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận thực sự là điểm đến hấp dẫn của du khách, việc xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, ứng xử có văn hóa tại không gian đi bộ cũng được quận Hoàn Kiếm chú trọng xây dựng. Từ năm 2017, quận Hoàn Kiếm đã ban hành nội quy tạm thời quản lý các hoạt động trong không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm dành cho tổ chức, cá nhân kinh doanh và nhân dân đến tham quan, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí. Trong đó, quận Hoàn Kiếm quy định tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong không gian thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng; có thái độ ứng xử văn hóa; không có những hành vi, lời nói thô tục. Điều này có ý nghĩa rất lớn, góp phần lan tỏa nếp sống văn minh đến với đông đảo người dân.

Mở rộng không gian phố đi bộ giàu bản sắc

Sau 3 năm thực hiện thí điểm tổ chức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã khẳng định được chủ trương đúng đắn của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (UBND thành phố Hà Nội). Sự quyết tâm thực hiện của UBND quận Hoàn Kiếm và các Sở, ngành Thành phố được nhân dân Thủ đô, nhân dân cả nước và quốc tế ủng hộ, đồng thuận và đánh giá cao.

Lượng khách tham quan và lưu trú tại đây tăng nhanh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của quận Hoàn Kiếm và thành phố. Theo đánh giá của UBND quận Hoàn Kiếm, trung bình ban ngày có từ 3.000 - 5.000 người tham quan, vui chơi, giải trí. Buổi tối có từ 15.000 - 20.000 người. Con số này đặc biệt tăng nhanh vào các kỳ nghỉ lễ, tết, có thời điểm còn quá tải. Dù sau đó, quận Tây Hồ cũng tổ chức phố đi bộ Trịnh Công Sơn để giảm tải lượng khách tham quan ở không gian hồ Hoàn Kiếm. Song không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm vẫn là nơi hút khách.

Nếu năm 2016, lượng khách lưu trú tại Hoàn Kiếm trên 1,36 triệu lượt người, tăng 22,8% so với năm trước, đến năm 2017 (sau một năm triển khai không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm), lượng khách tăng lên 1,95 triệu lượt người, tăng 30,2%. Từ đó đến nay, lượng khách quốc tế lưu trú tại Hoàn Kiếm vẫn duy trì ở mức cao, năm 2018 gần 2,19 lượt người, tăng 12% so với năm trước, 9 tháng năm 2019 đạt gần 1,24 triệu lượt người, tăng 13% so với cùng kỳ.

nen mo rong khong gian di bo quanh ho hoan kiem

Từ khi không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm đi vào hoạt động thí điểm, số lượng cửa hàng kinh doanh chuyển sang các hoạt động dịch vụ du lịch tăng lên 594 cơ sở, trong đó tại khu phố cổ, phố cũ là 568 cơ sở. Địa bàn quận cũng có 176 công ty lữ hành, 585 khách sạn và cơ sở lưu trú với 12.404 phòng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hoàn Kiếm năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2016 đạt 5.387 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 7.020 tỷ đồng, năm 2018 đạt 8.840 tỷ đồng, ước năm 2019 đạt 9.749 tỷ đồng.

Những con số biết nói đã khẳng định sức hấp dẫn của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm. Không chỉ là sự phù hợp với xu hướng quy hoạch đô thị hiện đại trên thế giới hay đáp ứng nhu cầu không gian công cộng của Thủ đô, mỗi tuyến phố đi bộ đang từng bước nỗ lực xây dựng hình ảnh Hà Nội như một điểm đến thân thiện, bình yên, một “Thành phố đáng sống” trong con mắt người dân cả nước và bạn bè quốc tế. Việc mở rộng, triển khai chính thức không gian đi bộ là điều hết sức cần thiết.

Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội đã báo cáo, xin ý kiến Thường trực Thành ủy tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, triển khai chính thức không gian đi bộ khu vực này. Để nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu quận Hoàn Kiếm khẩn trương làm rõ, có giải pháp khắc phục những tồn tại nêu trên, làm cơ sở đề xuất Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy cho kết thúc giai đoạn thí điểm và chuyển sang chính thức triển khai.

Một trong những nhiệm vụ mà UBND thành phố giao quận Hoàn Kiếm là hoàn chỉnh phương án mở rộng không gian đi bộ phía Nam khu phố cổ, kết nối phía Bắc khu vực hồ Hoàn Kiếm, liên kết 2 khu vực này thành một chỉnh thể. Phát huy hơn nữa vai trò của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận là điểm đến để tạo dựng thói quen văn hóa và văn minh đô thị trong mỗi dịp cuối tuần.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động