Nên dừng quy định sử dụng bình cứu hỏa trong xe ôtô
Bình chữa cháy ôtô: Nguy cơ phát nổ khi trời nắng nóng | |
Hà Nội: Bình cứu hỏa phát nổ trong xe BMW | |
Quy định bắt buộc trang bị bình cứu hỏa trên ô tô: Nảy sinh nhiều bất cập |
Mang bình cứu hỏa như mang bom
Từ những ngày đầu tháng 6.2016 - khi Thông tư 57 có hiệu lực, không ít trường hợp bình cứu hỏa trên ôtô nổ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý người sử dụng. Gần đây nhất, trưa ngày 5.6, anh Hoàng Giang đỗ xe ôtô (loại 5 chỗ) trước cửa nhà trong ngõ 198 Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) thì bất ngờ bình cứu hỏa mini bên trong phát nổ. Trao đổi về vấn đề này, anh Hoàng Giang cho biết: “Tôi dừng xe trước cửa nhà, 3 tiếng sau, cùng gia đình dọn đồ chuẩn bị lên xe để đi, thì nghe tiếng nổ khiến cốp sau bị bung khóa”. Anh Giang lo lắng nếu không trang bị bình cứu hỏa trong xe thì vi phạm luật, trang bị thì sợ tính mạng mình và mọi người trên xe bị đe dọa.
Cũng là nạn nhân của bình cứu hỏa không đảm bảo, anh Lê Dương (Ba Đình, Hà Nội) kể: “Mình bị nổ 2 bình rồi, một lần bục cả kính, lần thì bọt trắng xóa kín xe, rách mất mảng ghế. Nghĩ vừa bực, vừa sợ, nhưng cũng chẳng biết làm sao, không có lại nhận biên lai phạt cũng quá tội”.
Theo ông Trần Kim Khánh - Phó Khoa Chữa cháy, Trường ĐH Phòng cháy, chữa cháy Hà Nội: Thông thường, nhiệt độ bảo quản của bình chữa cháy là từ -5 độ C đến 55 độ C. Trong khi thời tiết ở Hà Nội nhiệt độ ngoài trời lên đến 40 độ C là bình thường, khi đỗ xe, nhiệt độ trong xe phải lên đến hơn 60 độ C, nên rất nguy hiểm. Cho nên, cần có cảnh báo rõ ràng hơn cho người sử dụng để tránh tai nạn không mong muốn. Tuy nhiên, chính ông Khánh cũng e ngại, bởi hầu hết xe ôtô là để ngoài trời, chỉ ít xe được để trong nhà.
Siết chặt trách nhiệm chủ cơ sở buôn bán.
Từ chuyện bình chữa cháy nổ, người chịu thiệt thòi thì đã rõ, nhưng người phải chịu trách nhiệm, phải đền bù về sự cố nổ bình cứu hỏa thì không biết là cơ quan nào, khiến không ít lái xe không thực hiện trang bị bình chữa cháy trong ôtô như quy định. "Tôi thà bị phạt còn hơn là để quả bom trong xe gây nguy hiểm đến tính mạng cá nhân tôi và vợ con" – một chủ xe cho biết. Nhiều người lại cho rằng, lỡ bình phát nổ nhẹ thì cũng phải chữa xe mất cả chục triệu, trong khi đó nộp phạt từ 300.000-500.000 đồng, 10 lần phạt bằng 1 lần sửa xe.
Để tránh tình trạng “bom nổ” trong xe lại không bị phạt, cánh tay lái rỉ tai nhau chiêu trò xì hơi lấy vỏ chống đối, lách luật. Cách làm này trước hết là tuân thủ theo quy định, thứ hai là không lo hỏng xe. Tuy nhiên, với những kiểu chống đối này đang khiến Thông tư 57 sống trong cảnh “cầm cự”.
Những lo lắng của người dân là có cơ sở, bởi bình tốt để ở nhiệt độ cao đã nguy hiểm, trong khi hiện đa phần bình chữa cháy nhất là loại mi mi được sản xuất từ Trung Quốc, nhiều loại còn không rõ xuất xử. Người tiêu dùng thì phần nhiều không phân biệt được đâu là loại tốt đâu là loại trôi nổi không đảm bảo.
Trao đổi với PV, Đại tá, PGS.TS Ngô Văn Xiêm (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC) cho biết: Bình phát nổ thường là bình kém chất lượng. Bình phát nổ khi áp suất tăng cao, vượt quá ngưỡng cho phép của vỏ bình. Khi nhiệt độ tăng lên, dung môi nở ra, làm thể tích tăng, vỏ bình không chịu được sẽ phát nổ. Do đó, cách tốt nhất là nên để vào chỗ mát, tuy nhiên, cách này bất khả thi khi nhiệt độ ngoài trời ngày càng tăng. Vậy để tránh tình trạng đáng tiếc, cần kiểm định rõ ràng bình chữa cháy, quy rõ trách nhiệm chủ buôn bán khi bình nổ gây nguy hại, nếu được thì dán tem đàng hoàng. Cũng theo Đại tá Ngô Văn Xiêm, với trường hợp xì bớt hơi trong bình ra, nếu là bình kém chất lượng vẫn có thể nổ như bình thường.
Đại tá Ngô Văn Xiêm khuyến cáo, trong khi chờ các cơ quan chức năng có kết luận cụ thể về nguyên nhân bình cứu hỏa phát nổ trong xe cũng như có nên tiếp tục quy định phải trang bị phương tiện này trong xe hay không, giải pháp duy nhất cho người sử dụng là nên chọn mua bình ở những cơ sở uy tín, khi mua nên có ký kết trách nhiệm của chủ cơ sở, lưu giữ lại giấy tờ mua bán. Khi xảy ra sự cố không mong muốn, người sử dụng nên thông báo với cơ quan chức năng để cùng giải quyết. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần hướng dẫn cho người dân cách mua bình tốt và cách sử dụng bình cho phù hợp và an toàn nhất.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25