Nắng lên giúp môi trường không khí được cải thiện
Lý giải nguyên nhân không khí Hà Nội ô nhiễm | |
Tình trạng ô nhiễm không khí có nguy cơ gia tăng | |
Hà Nội triển khai 6 giải pháp để cải thiện chỉ số chất lượng không khí |
Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về chỉ số chất lượng không khí (từ ngày 23/2 – 29/2) tại 10 trạm quan trắc trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, chất lượng không khí đang có xu hướng cải thiện hơn. Chỉ số chất lượng không khí tại các trạm quan trắc dao động từ 59-247.
Thời tiết Hà Nội xuất hiện nắng nhẹ, bớt sương mù giúp chất lượng không khí được cải thiện hơn. |
Tại các trạm quan trắc, số lượng trạm có chỉ số ở mức xấu và rất xấu giảm đi so với tuần trước, thay vào đó là những ngày có chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và trung bình.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, những ngày đầu tuần, thời tiết Hà Nội xuất hiện sương mù dày đặc, trời ít gió, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch cao khiến cho khói bụi và các chất gây ô nhiễm sinh ra từ các hoạt động giao thông, xây dựng, đốt rác... không được thoát đi và khuếch tán nên chỉ số chất lượng không khí tại các trạm đều ở mức kém, xấu và rất xấu.
Vào thời điểm giữa và cuối tuần thì xuất hiện nắng nhẹ, bớt sương mù nên chất lượng không khí cải thiện hơn so với các ngày đầu tuần. Tuy nhiên, chỉ số chất lượng không khí tại các trạm đều khá tương đồng và ở ngưỡng cao gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân Thủ đô.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khuyến cáo, với điều kiện chất lượng không khí ở mức xấu và rất xấu, tất cả người dân đều nên hạn chế thời gian ở bên ngoài, đặc biệt là nhóm nhạy cảm (người già, trẻ em, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch…) không nên ra ngoài để bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra, để góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, người dân cần hạn chế đốt rác, giảm thiểu đun nấu bằng than tổ ong. Rác cần được thu gom và xử lý theo quy định, người dân không tự ý đốt rác thải tại nơi mình sinh sống. Các khu vực dân ngoại thành không đốt rơm rạ.
Cạnh đó, người dân nên tham gia các phương tiện công cộng như xe bus, xe điện, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân và nên sử dụng các nhiên liệu sạch trong giao thông… để hạn chế phát thải chất gây ô nhiễm ra môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38