Nâng đôi cánh Sơn mài Hạ Thái
Ngành sơn mài Hạ Thái trước những cơ hội phát triển bền vững | |
Sơn mài Hạ Thái: Hấp dẫn nhưng kén người mua | |
Nỗi lòng người làng nghề |
Nét đẹp từ làng nghề sơn mài
Làng nghề sơn mài truyền thống Hạ Thái ra đời cách đây khoảng 300 năm, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay sơn mài Hạ Thái đang chuyển đổi mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu như trước đây, các sản phẩm của làng nghề Hạ Thái chủ yếu là đồ thờ cúng, tượng phật, tranh sơn mài… được sản xuất dựa trên chất liệu gỗ và sơn ta. Thì ngày nay, với sức sáng tạo mới, những nghệ nhân đã tạo ra nhiều loại sản phẩm phong phú, đa dạng có cốt vóc bằng vật liệu: gốm, tre, nứa, mây… để tạo hình sản phẩm.
Sơn mài Hạ Thái tăng cường Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng đến phát triển bền vững. ảnh: Đ.Đ |
Để ra đời một sản phẩm, người thợ phải kiên trì với phương pháp thủ công, thậm chí hàng tháng trời với tất cả sự công phu, cầu kỳ, điêu luyện. Sản phẩm sơn mài Hạ Thái từ khi bắt đầu đến khi hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn kỹ thuật mới bảo đảm chất lượng. Theo truyền thống, quy trình làm ra một sản phẩm sơn mài gồm 12 công đoạn. Các công đoạn này đều có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một công đoạn nào thì sản phẩm cũng không thể hoàn thiện và không bảo đảm độ bền cũng như tính mỹ thuật.
Công đoạn đầu tiên làm ra một sản phẩm sơn mài đó là chọn chất liệu cốt nền. Nếu như các sản phẩm sơn mài truyền thống chỉ dùng cốt nền tre, gỗ, thì ngày nay, người nghệ nhân có thêm sự lựa chọn là gốm và sứ. Các công đoạn làm nghề cùng các loại nguyên liệu cũng có nhiều thay đổi, tiếp cận với nguồn nguyên liệu và kỹ thuật hiện đại, đồng thời, vẫn giữ được nét tinh túy, riêng biệt của nghề sơn mài truyền thống. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi người làm nghề phải kiên nhẫn, tỉ mỉ. Trong từng thao tác đều cần đến sự chính xác gần như tuyệt đối.
Bên cạnh việc kế thừa truyền thống nghề của cha ông, với sức sáng tạo mới, những nghệ nhân ngày nay đã tạo ra rất nhiều loại sản phẩm phong phú, đa dạng, với hình thức, mẫu mã đẹp, gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày như bình hoa, bát, khay... Ngoài các mặt hàng sơn mài, các sản phẩm làm sơn son thiếp vàng như đồ thờ, hoành phi, câu đối, tượng Phật… cũng được đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân thể hiện bằng những đường nét tinh xảo.
Qua bàn tay khéo léo, sự cần cù, chịu khó…sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã được người tiêu dùng ưa chuộng. Để có được sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thời gian qua, ngành sơn mài Hạ Thái luôn nhận được sự quan tâm phát triển của địa phương và thành phố Hà Nội. Qua đó, có nhiều đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị tại địa phương.
Ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch xã Duyên Thái cho biết, bên cạnh sự cần cù, chịu khó của người dân, người thợ sơn mài Hạ Thái, thời gian qua làng nghề sơn mài nhận được nhiều sự quan tâm của thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân xã Duyên Thái. Trong đó, nổi bật là việc xã đã thành lập được Cụm công nghiệp làng nghề sơn mài Hạ Thái, với hơn 1.000 hộ gia đình làm nghề.
Đặc biệt, ngoài việc tập trung phát triển nghề thủ công truyền thống, xã Duyên Thái đã đề xuất với các cấp về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề thủ công mỹ nghệ ở Hạ Thái, gắn với phát triển du lịch. Cùng với đó, đẩy mạnh việc xây các tuyến đường liên xã, các tuyến đường giao thông trọng điểm có ảnh hưởng trực tiếp đến làng nghề giai đoạn từ năm 2018 – 2020.
Việc phát triển làng nghề truyền thống và bền vững trong đó một số tiêu chí chú trọng là truyền nghề, xây dựng và phát triển thương hiệu, phát triển các hộ kinh doanh làm nghề và giữ nghề, tạo mặt bằng mở rộng sản xuất cho làng nghề truyền thống tại địa phương phát triển với mục tiêu phát triển nghề sơn mài truyền thống để xuất khẩu hàng hóa đi các nước và bạn bè quốc tế. Làng nghề sơn mài đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể sơn mài Hạ Thái – Duyên Thái…
Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành sơn mài Hạ Thái trong thời gian qua, có thể thấy, sơn mài Hạ Thái đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc biệt mới đây, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Chương trình Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành sơn mài thành phố Hà Nội; đây được xem là cơ hội lớn để ngành sơn mài Hà Nội nói chung, sơn mài Hạ Thái nói riêng nắm bắt thời cơ phát triển, sản xuất bền vững.
Sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã và đang khẳng định thương hiệu trên thị trường. ảnh: Đ.Đ |
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay, chương trình được diễn ra với mong muốn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội cùng chung tay, góp sức hình thành liên kết mạng lưới giữa các nhà cung cấp nguyên liệu – nhà sản xuất –phân phối – người tiêu dùng nhằm nâng cao năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, gắn kết các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường từ khâu sản xuất đến khâu phân phối.
Đặc biệt, chương trình hứa hẹn mang lại cho các cơ sở sản xuất, các nhà phân phối và người tiêu dùng cái nhìn cụ thể hơn về mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững, thể hiện sự đồng hành của thành phố Hà Nội cùng người dân Thủ đô thúc đẩy hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành sơn mài nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.
Đến với Chương trình Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành sơn mài thành phố Hà Nội năm 2019, các đơn vị và khách thăm quan sẽ được thăm quan các gian hàng sản phẩm tiêu biểu của làng nghề sơn mài Hạ Thái; trải nghiệm trình diễn nghề như: Vẽ, gắn trứng, gắn trai, sơn son thếp vàng, công đoạn làm vóc, lót đến khâu hoàn thiện các sản phẩm sơn mài.
Bà Phạm Thị Liễu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín chia sẻ, đến nay, có thể khẳng định sản phẩm sơn mài của làng nghề Hạ Thái đã có chỗ đứng tại thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, các chất thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất ngành sơn mài đã và đang đặt ra không ít những thách thức về môi trường cũng như tính bền vững trong sản xuất và tiêu dùng ngành sơn mài. Chính vì vậy, làng nghề sơn mài Hạ Thái tiên phong, đi đầu tham gia Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành sơn mài thành phố Hà Nội năm 2019 nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của làng nghề.
Sản xuất và tiêu dùng bền vững là từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm.
Bà Lê Thị Liễu cũng kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối và người tiêu dùng tiếp tục đăng ký tham gia Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53